Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thành phố Rostov-on-Don là một trong 11 địa điểm đăng cai tổ chức một số trận đấu trong khuôn khổ giải vô địch bóng đá thế giới World Cup. Đây là là thành phố lớn nhất ở miền Nam nước Nga, nằm bên bờ sông Đông, chỉ cách Ukraine 67 km.
Tình hình lực lượng ly khai do Moscow hậu thuẫn đối đầu với quân đội Ukraine từ năm 2014 từng gây ra nhiều quan ngại về an ninh cho thành phố này trước giải đấu.
Khách sạn Topos Congress nằm trong danh sách các khách sạn phục vụ World Cup tuy nhiên theo ghi nhận, không có đội bóng nào tham dự World Cup hiện đang lưu trú tại khách sạn.
Cảnh sát tại hiện trường cho biết, họ đã sơ tán khoảng 210 người trong khách sạn Topos Congress và tiến hành thẩm vấn người dân bên ngoài khách sạn và khoảng 60 khách. Chó nghiệp vụ cũng đã được điều động để rà soát tòa nhà.
"Cảnh sát đã thực hiện các bước kiểm tra cần thiết và không phát hiện bất kỳ vật thể nguy hiểm nào. Hiện tại, tất cả các địa điểm hoạt động bình thường", theo người đại diện của lực lượng cảnh sát thành phố Rostov-on-Don.
Tính đến thời điểm này, thành phố Rostov-on-Don đã tổ chức 4 lượt đấu trong khuôn khổ World Cup, bao gồm trận Croatia thắng Iceland 2-1 ngày 26/6. Trận đấu tiếp theo tại thành phố này diễn ra vào ngày 1/7.
Kể từ khi Nga can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến ở Syria, các cuộc tấn công khủng bố đã diễn ra ở nước này với tần suất thường xuyên hơn. Trước thềm World Cup 2018, các tổ chức khủng bố như tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Al-Qaeda… còn kêu gọi người ủng hộ tiến hành các vụ tấn công nhằm vào sự kiện này.
Tình hình càng nóng bỏng hơn khi hồi tháng cuối năm ngoái ở Saint Petersburg, một vụ đánh bom ngay trạm tàu điện ngầm gần khu vực trung tâm khiến hơn 10 người thiệt mạng. Sau vụ đánh bom này, tình hình an ninh càng được thắt chặt hơn.
Chính phủ Nga đã khẳng định an ninh chính là ưu tiên số 1 của họ trong công tác tổ chức World Cup. Tổng chi phí Nga dành cho công tác an ninh là 453 triệu euro, chiếm 25% trong tổng số 1,9 tỉ USD chi phí tổ chức (không tính đến ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng).
Và tất nhiên, công tác chống khủng bố và ngăn ngừa dân giang hồ, những hooligan quá khích được Chính phủ Nga đẩy mạnh triển khai.
Để tăng cường an ninh, một quy định mới về đăng ký tạm trú của công dân đã bắt đầu được áp dụng tại Nga từ 25/5 đến hết 25/7. Công dân Nga phải đăng ký tạm trú tại các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ Nga trong vòng 3 ngày khi đến các thành phố tổ chức World Cup 2018. Còn công dân nước ngoài phải trình báo trong vòng 1 ngày.
Lực lượng đặc nhiệm xử lý bom mìn cũng có mặt tại tất cả các sân vận động tổ chức các trận đấu World Cup 2018. Hệ thống camera an ninh được lắp đặt ở nhiều nơi để đảm bảo không xảy ra tình trạng bạo lực trong thời gian diễn ra sự kiện. Xung quanh khu vực sân vận động và khu vực cổ động viên, cấm bán rượu và các loại nước giải khát đựng trong chai thủy tinh.
Chính quyền các cấp cũng đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ, chống khủng bố ở các cơ sở diễn ra các sự kiện của World Cup, trong đó có việc xây dựng trạm kiểm tra hàng hóa và xe cộ được thực hiện theo yêu cầu của các cơ quan an ninh.
Xem thêm >> World Cup 2018: Bình luận viên Ai Cập đột tử trước thất bại của đội nhà
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.