Xuất khẩu kỷ lục một mặt hàng sang Mỹ, Nga tự tin lệnh trừng phạt ‘kích thích phát triển’

Thanh Tú - 23/09/2023 11:10 (GMT+7)

(VNF) - Theo dữ liệu mới nhất của cơ quan thống kê Mỹ, nước này đã nhập khẩu khối lượng phân bón kỷ lục từ Nga trị giá tới 944 triệu USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, phá vỡ kỷ lục vào năm ngoái là 900 triệu USD.

VNF
Nga là nhà cung cấp phân bón lớn thứ hai cho Mỹ trong năm nay.

Phụ thuộc vào phân bón Nga

Với số liệu trên, Nga là nhà cung cấp phân bón lớn thứ hai cho Mỹ trong năm nay, chỉ sau Canada, quốc gia đã xuất khẩu lượng phân bón trị giá 2,8 tỷ USD sang Mỹ trong 7 tháng. Kế tiếp là Saudi Arabia, Israel và Qatar là 3 quốc gia hàng đầu khác mà Mỹ nhập khẩu phân bón.

Trước đó, trong năm 2022, hãng tin Bloomberg đưa tin các quan chức Mỹ được cho là đã “âm thầm” khuyến khích các công ty nông nghiệp tăng cường nhập khẩu phân bón của Nga để giảm bớt tình trạng thiếu nguồn cung trong bối cảnh tình cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế sắp xảy ra.

Không chỉ Mỹ, Đức cũng tăng cường nhập khẩu phân bón Nga kể từ đầu năm tới nay. Sản lượng phân bón nội địa của Đức đang giảm dần trong bối cảnh giá khí đốt tăng cao khiến chi phí sản xuất trở nên đắt đỏ hơn. Điều này buộc Đức phải nhập khẩu phân bón để dáp ứng nhu cầu trong nước.

Nền kinh tế đầu tàu của châu Âu đã tăng hơn 4 lần giá trị nhập khẩu mặt hàng này từ Nga trong giai đoạn từ tháng 7/2022 - 6/2023.

Hãng tin Berliner Zeitung của Đức mới đây trích dẫn các tính toán dựa trên dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) cho thấy lượng mua phân bón Nga của nông dân Đức đã tăng khoảng 334%, từ 38,5 nghìn tấn vào tháng 7/2022 lên 167 nghìn tấn tính đến tháng 6/2023.

Chỉ riêng nhập khẩu phân urê đã tăng 304% trong nửa đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ trọng của Nga trong tổng lượng phân bón nhập khẩu của Đức đã tăng từ 5,6% lên gần 18%.

Nga là nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% lượng tiêu thụ toàn cầu. Sản lượng phân bón trung bình hàng năm của Nga đạt khoảng 55 triệu tấn.

Dù bị giáng loạt đòn trừng phạt lên nhiều ngành sản xuất, xuất khẩu phân bón của Nga cho tới nay không phải là mục tiêu trực tiếp của các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt với Nga sau xung đột Ukraina.

Người đứng đầu Hiệp hội các nhà sản xuất phân bón Nga (RAPU) Andrey Guryev dự báo, đến cuối năm nay, xuất khẩu phân bón của Nga có thể đạt mức 38 triệu tấn như trước lệnh trừng phạt.

Lệnh trừng phạt của phương Tây tạo ra "cơ hội mới"

Trong bài phát biểu ngày 21/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết dù phương Tây nỗ lực làm tê liệt tăng trưởng kinh tế của Nga nhưng nước này cho tới nay đã chống chọi lại được các lệnh trừng phạt, thậm chí đang ngày càng mạnh mẽ hơn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin dự Diễn đàn kinh tế Phương Đông lần thứ 8 (EEF-2023) tại thành phố Vladivostok, Liên bang Nga.

Mỹ và các đồng minh lần đầu tiên đưa ra các biện pháp trừng phạt lên Nga từ năm 2014 để đáp trả các sự kiện ở Crimea. Bán đảo này trở thành một phần của Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý khi khu vực này từ chối ủng hộ cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ dân cử của Ukraine.

Các nước phương Tây tiếp tục áp đặt những hạn chế khắc nghiệt khác kể từ tháng 2/2022 sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

“Những gói trừng phạt, cả sau năm 2014 và hiện tại, áp đặt lên chúng tôi đã kích thích sự phát triển của nền kinh tế. Đúng là chúng có ảnh hưởng tiêu cực tới Nga trong một số trường hợp. Tuy nhiên, nhiều cơ hội mới vẫn xuất hiện”, Tổng thống Putin nhấn mạnh  trong cuộc họp chính phủ về dự thảo ngân sách liên bang giai đoạn 2024-2026.

Ông Putin cũng tiết lộ hồi đầu tuần rằng GDP của nước này đã hồi phục về mức trước khi bị áp dụng các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine. Đồng thời, ông nhấn mạnh điều quan trọng là phải tạo điều kiện để phát triển ổn định và lâu dài hơn nữa cho đất nước.

Hồi tháng 4, Tổng thống Putin cho hay, tăng trưởng GDP được dự báo là 1,2%, “nhưng trên thực tế, chúng ta đã vượt mục tiêu này và đến cuối năm, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2,5%, thậm chí 2,8%".

Theo dữ liệu có trong các hồ sơ liên quan đến dự thảo ngân sách liên bang, chính phủ Nga kỳ vọng nền kinh tế nước này trong giai đoạn 2024-2026 sẽ tăng trưởng với tốc độ khá cao, khoảng 2,2-2,3%/năm.

Hồ sơ này cũng nêu rõ rằng trong năm nay, Nga đã chuyển sang tăng trưởng kinh tế bền vững, trái ngược với kỳ vọng của một số chuyên gia phương Tây, những người đã dự đoán về một diễn biến tiêu cực với nền kinh tế Nga.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) gần đây đã cùng nâng dự báo về nền kinh tế Nga. Theo dữ liệu kinh tế được công bố vào năm 2022, tổng sản phẩm quốc nội của Nga đạt 2,24 nghìn tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ tám trên thế giới. Với cách tính theo sức mua tương đương, Nga đã nắm chắc vị trí nền kinh tế lớn thứ năm thế giới.

Xem thêm >> 'Mỹ không để Trung Quốc hưởng lợi từ đạo luật chip dù chỉ 1 xu’

Theo RT, TASS
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bầu Đức tính IPO và niêm yết công ty con, không thoái vốn thêm trong 2024

Bầu Đức tính IPO và niêm yết công ty con, không thoái vốn thêm trong 2024

(VNF) - ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) được tổ chức tại TP. HCM sáng 10/5.

Chính thức ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Chính thức ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Ông Võ Văn Bé, Phó Giám đốc NXB Chính trị quốc gia Sự thật cho rằng cần có thêm nhiều ấn phẩm như Đặc san Toàn cảnh Tài chính số để qua đó tăng cường thêm nhận thức về chuyển đổi số của toàn dân.

Buổi sáng 'điên cuồng', đẩy giá vàng vượt 92 triệu/lượng

Buổi sáng 'điên cuồng', đẩy giá vàng vượt 92 triệu/lượng

(VNF) - Giá vàng miếng SJC tăng mạnh và liên tục trong buổi sáng nay. Hiện mỗi lượng đắt thêm gần 3 triệu đồng so với chốt phiên hôm qua, lên mức kỷ lục 92 triệu đồng/lượng.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị truy nã

Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị truy nã

(VNF) - Bị can Đỗ Vân Trường, Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Đà Nẵng: Loạt DN bất động sản, du lịch bị cưỡng chế tài khoản

Đà Nẵng: Loạt DN bất động sản, du lịch bị cưỡng chế tài khoản

(VNF) - Cục Thuế TP. Đà Nẵng vừa công bố danh sách các doanh nghiệp bị cưỡng chế tài khoản vì chậm nộp thuế theo kỳ thông báo nợ tháng 3/2024.

Vượt Đông Nam Bộ, thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Vượt Đông Nam Bộ, thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

(VNF) - Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu ngân sách Nhà nước của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2023 ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước.

Lợi nhuận hàng không ‘bay cao’: Hết thời khó khăn, lãi nghìn tỷ mỗi tháng

Lợi nhuận hàng không ‘bay cao’: Hết thời khó khăn, lãi nghìn tỷ mỗi tháng

(VNF) - Lợi nhuận các doanh nghiệp ngành hàng không tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực sau khi phục hồi trong năm 2023. Dường như ngành hàng không đã đi qua giai đoạn khó khăn và có nhiều động lực tăng trưởng trong thời gian tới.

Ông Tập Cận Bình ‘thắng lớn’ tại Hungary

Ông Tập Cận Bình ‘thắng lớn’ tại Hungary

(VNF) - Hungary và Trung Quốc ngày 9/5 đã ký một số thỏa thuận mới nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chuyến đi nhằm củng cố dấu ấn kinh tế của Trung Quốc trong khu vực.

Việt Nam cần 12,3 tỷ USD đầu tư hạ tầng cho xe điện

Việt Nam cần 12,3 tỷ USD đầu tư hạ tầng cho xe điện

(VNF) - Theo bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC, chỉ riêng lắp đặt đủ hạ tầng sạc xe điện và công suất phát điện tái tạo đủ cho lượng xe điện mới sẽ cần khoảng 12,3 tỷ USD trong giai đoạn 2024-2040.

Bay cao 80% so với nền giá gần nhất, điều gì khiến HVN vượt đỉnh 1 năm?

Bay cao 80% so với nền giá gần nhất, điều gì khiến HVN vượt đỉnh 1 năm?

(VNF) - Đà tăng của cổ phiếu HVN diễn ra trong bối cảnh ngành hàng không được dự báo vẫn còn nhiều động lực để “cất cánh” và mức tăng "chóng mặt" của giá vé máy bay.