Bất chấp đe dọa từ phương Tây, Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Nga

Đăng Phạm - 20/09/2023 14:41 (GMT+7)

(VNF) - Trung Quốc kêu gọi tăng cường kết nối xuyên biên giới và hợp tác thương mại, đầu tư với Nga trong bối cảnh quan hệ kinh tế giữa hai nước hiện đang sâu sắc hơn bao giờ hết, bấp chấp sự chỉ trích của các nước phương Tây.

VNF
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ngày 19/9, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maksim Reshetnikov đã tổ chức các cuộc thảo luận "chuyên sâu" về hợp tác kinh tế với Bộ trưởng thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Các cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hiện đang ở Nga để dự vòng họp thứ 18 của cơ chế Đối thoại An ninh chiến lược Trung - Nga (SSCC) theo lời mời của Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev.

Chuyến đi của ông Vương nhiều khả năng cũng có nội dung liên quan tới việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc vào tháng tới.

Tại các buổi thảo luận với quan chức Nga, ông Vương Văn Đào cho hay hợp tác kinh tế và thương mại Trung-Nga đã tiếp tục sâu sắc và trở nên “vững chắc” hơn dưới “sự chỉ đạo chiến lược” của hai nguyên thủ quốc gia.

Bắc Kinh đã bác bỏ những lời chỉ trích của phương Tây về quan hệ đối tác ngày càng khăng khít của họ với Moscow. Nước này khẳng định mối quan hệ với Nga không vi phạm các chuẩn mực quốc tế và Trung Quốc có quyền hợp tác với bất kỳ quốc gia nào mà họ thấy phù hợp.

Cũng trong ngày 19/9, các bộ trưởng Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu (G7) kêu gọi “các bên thứ 3” ngưng mọi hỗ trợ cho chiến sự của Nga nếu không “sẽ phải trả giá đắt”. Dù vậy nhóm này không nhắc cụ thể tới nước nào.

Chiến sự tại Ukraine hiện đã bước sang năm thứ hai và Nga đang đối mặt với nhiều hạn chế do loạt đòn trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn của Nga với các mặt hàng về dầu khí và ngũ cốc.

Dữ liệu hải quan mới nhất của Trung Quốc cho thấy trong tháng 8, nhập khẩu hàng hóa Nga của Trung Quốc đã tăng 3% so với một năm trước đó lên 11,5 tỷ USD, đảo ngược mức giảm 8% trong tháng 7.

Tăng cường thương mại xuyên biên giới

Hồi tuần trước, công ty United Oil- and Gas-Chemical (ONGK) của Nga và Công ty Phát triển Công nghiệp Xuan Yuan của Trung Quốc đã đồng ý cùng đầu tư 5 tỷ nhân dân tệ (686 triệu USD) để xây dựng một tổ hợp dầu trung chuyển ở vùng Viễn Đông của Nga, theo Reuters.

Khu phức hợp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu dầu của Nga sang Trung Quốc khi Moscow mở rộng cơ sở hạ tầng nhằm đa dạng hóa hoạt động xuất khẩu hàng hóa về phía đông và ra khỏi châu Âu, nơi mà Moscow hiện cho là "không thân thiện về mặt chính trị".

Vùng Viễn Đông của Nga, nơi đánh bắt khoảng 70% hải sản của cả nước, cũng hy vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu hải sản sang Trung Quốc sau khi Bắc Kinh cấm hải sản từ Nhật Bản do xả nước phóng xạ từ nhà máy Fukushima.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng cho biết Trung Quốc và Nga ngày càng cần tăng cường giao dịch ngũ cốc trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu tiếp tục bị thắt chặt. Việc xây dựng Hành lang Ngũ cốc nối Nga với Hắc Long Giang, vựa lúa mỳ phía Đông Bắc của Trung Quốc, sẽ giúp tăng cường an ninh lương thực của nước này.

Hồi đầu tháng 9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố Hắc Long Giang sẽ trở thành cửa ngõ “quan trọng” cho sự mở cửa của Trung Quốc ở phía Bắc, đồng thời cho rằng tỉnh này phải đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ quốc phòng, an ninh lương thực và năng lượng.

Xem thêm >> Ngoài dầu khí, Nga thu về hàng chục tỷ USD nhờ một mặt hàng ‘chiến lược’

Theo Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

(VNF) - Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Cát Liên Hoa vừa cho biết đã nhận được quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

(VNF) - Việc Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng có thể châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt tại quốc gia Trung Đông này.

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

(VNF) - Khách hàng tham gia gói bảo hiểm Muôn sắc Yêu thương, có quyền lợi chi trả bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ làm bồi thường, bảo hiểm BSH đưa ra lý do từ chối chi trả: Bệnh này khách hàng đã biết trước, tính là bệnh có sẵn. Trong khi đó khách hàng khẳng định, chỉ khi đi khám ở Bệnh viện Việt Đức, mới phát hiện con bị bệnh.

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

(VNF) -Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, thời gian tới đây, thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc, nhất là sau khi hệ thống pháp luật đã được tháo gỡ.

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

(VNF) - Ở danh sách bán vốn đợt 2, SCIC đã bổ sung loạt doanh nghiệp lớn đáng chú ý như FPT, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong,..., thêm tổng cộng 31 doanh nghiệp so với danh sách trước.

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

(VNF) - Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, đã hoàn thành định giá 3 ngân hàng được chuyển giao bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5.

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

KienlongBank triển khai Basel III, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro

(VNF) - Vừa qua, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã tổ chức lễ triển khai dự án Basel III nhằm nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro với sự tư vấn của KPMG.

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

Vạn Hương Investoco: Lỗ chồng lỗ, nợ gấp 8 lần vốn chủ

(VNF) - Kết thúc năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (Vạn Hương Investoco)- chủ đầu tư dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) báo lỗ gần 62 tỷ đồng.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.