'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ukraine vốn là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới trước khi cuộc xung đột với Nga nổ ra vào năm 2022. Xung đột này đã làm giảm khả năng xuất khẩu nông sản ra thị trường toàn cầu của Ukraine. Nông dân Ukraine chỉ có thể xuất khẩu ngũ cốc sang các nước láng giềng do các tuyến đường vận chuyển ở Biển Đen bị phong tỏa.
Từ tháng 5/2022, EU cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc dự trữ qua khối này. Theo đó, Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia đã trở thành các quốc gia trung chuyển ngũ cốc Ukraine. Các nước này đồng ý nhập khẩu một số sản phẩm từ Ukraine mà không hạn chế về số lượng, không làm thủ tục hải quan, không bị đánh thuế và kiểm tra chính thức.
Tuy nhiên, tới đầu năm nay, một số quốc gia EU đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về dòng sản phẩm nông nghiệp giá rẻ tràn vào từ Ukraine. Nhiều nước cáo buộc tỷ lệ lớn hàng nông sản của Ukraine sau khi được đưa vào EU đã không được xuất khẩu tiếp mà bị bán phá giá trên thị trường, nhất là tại các nước Trung và Đông Âu. Thực tế này đã dẫn tới việc nhiều nước đơn phương cấm nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm từ Ukraine để bảo vệ nhà sản xuất trong nước.
Đầu tháng 5 vừa qua, Ủy ban Châu Âu (EC) đã áp đặt “các biện pháp phòng ngừa đặc biệt và tạm thời đối với hàng nhập khẩu” lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương của Ukraina đối với 5 quốc gia thành viên, nhằm giảm bớt tác động của việc giá cả giảm mạnh ở các nước láng giềng với Ukraine.
Tuyên bố của EC nêu rõ những biện pháp nói trên nhằm giảm tắc nghẽn về logistics liên quan đến những nông sản này tại Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 2/5 đến ngày 5/6.
Lệnh cấm cho phép các sản phẩm của Ukraine được vận chuyển qua các quốc gia thành viên nhưng không được bán hoặc lưu kho ở đó. Ban đầu nó được cho là sẽ kết thúc vào tháng 6 nhưng đã được kéo dài đến giữa tháng 9.
Thỏa thuận mang tên "Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen", do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đàm phán, được kí kết vào tháng 7/2022.
Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và Liên hợp quốc đã ký Bản ghi nhớ (MoU) về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới.
Về phía Nga, nước này sẽ cung cấp một “hành lang ngũ cốc” an toàn qua Biển Đen để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine.
Đây là thỏa thuận duy nhất được ký kết giữa Nga và Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra. Thỏa thuận được ca ngợi là có ý nghĩa quan trọng trong việc xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do tình hình xung đột giữa hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.
Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn và hết hiệu lực vào ngày 17/7 vừa qua sau khi Nga đình chỉ tham gia với cáo buộc phương Tây không thực hiện cam kết đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga. Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc vẫn chưa thuyết phục được Nga quay lại thỏa thuận này.
Trả lời phỏng vấn đài truyền hình Rossiya-24 TV hôm 14/9, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin khẳng định các nước phương Tây cần phải cho phép Ngân hàng Nông nghiệp Rosselkhozbank kết nối lại với hệ thống SWIFT nếu muốn hồi sinh Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen.
Nga đồng thời tuyên bố sẽ quay trở lại thỏa thuận này nếu các điều kiện của Nga liên quan đến hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của nước này ra thị trường thế giới được đáp ứng.
EC ngày 15/9 cho biết sẽ đình chỉ lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine đối với năm quốc gia láng giềng của UKraine là Ba Lan, Romania, Bulgaria, Hungary và Slovakia.
Theo các thỏa thuận mới của EU, Ukraine đã đồng ý thực hiện các bước nhanh chóng để ngăn chặn sự gia tăng xuất khẩu ngũ cốc sang khối. Ủy ban châu Âu đã đồng ý kiềm chế áp đặt các hạn chế miễn là các biện pháp của Ukraine có hiệu quả.
Các nước thành viên EU có nghĩa vụ phải tuân thủ các quyết định thương mại của Brussels. Các quan chức EU cho biết lệnh cấm đơn phương nhập khẩu ngũ cốc của Ba Lan và các nước láng giềng vào mùa xuân có thể vi phạm luật pháp EU.
Trước khi quyết định của EC được công bố, Ba Lan và Hungary đã cảnh báo rằng họ sẽ hành động riêng lẻ để loại ngũ cốc giá rẻ của Ukraine ra khỏi thị trường. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 15/9 cho biết Warsaw sẽ đơn phương ngăn chặn việc nhập khẩu nông sản từ Ukraine, bắt đầu từ ngày 16/9.
Hungary thì áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đối với 24 sản phẩm của Ukraina như ngũ cốc, hạt cải dầu và hạt hướng dương, cũng như một số sản phẩm thịt, mật ong và trứng. Thủ tướng Viktor Orban cáo buộc Brussels đã “nhắm mắt làm ngơ” trước các vấn đề của nông dân châu Âu, đồng thời nói thêm rằng cây trồng của Ukraine “dành cho châu Phi đang tràn ngập thị trường Trung Âu”.
Trong khi đó, chính phủ Slovakia quyết định cấm nhập khẩu lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương của Ukraine. Thủ tướng nước này, ông Ľudovit Odor, nói rằng Bratislava buộc phải “ngăn chặn áp lực quá mức lên thị trường Slovakia” để duy trì sự công bằng cho nông dân địa phương.
Bulgaria trở thành một ngoại lệ đáng chú ý sau khi quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận ngay cả trước khi bước đi của EC được công bố. Bộ trưởng Tài chính Asen Vassilev cho biết lệnh cấm đã tước đi nguồn thu thuế của chính phủ và khiến giá thực phẩm tăng cao. Chỉ riêng khoản lỗ thuế giá trị gia tăng của nước này đã lên tới 74,6 triệu euro (gần 80 triệu USD). Sofia dự kiến sẽ mất thêm 20,4 triệu euro mỗi tháng nếu lệnh cấm vận được gia hạn.
Do đó, hơn 20 hiệp hội nông nghiệp Bulgaria đã cam kết tổ chức một cuộc biểu tình toàn quốc bắt đầu từ ngày 18/9. Nông dân cho rằng việc nhập khẩu nông sản Ukraine là một thảm họa và sẽ phá hủy ngành nông nghiệp Bulgaria.
Trong khi đó, Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu đã kêu gọi hỗ trợ xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, nói rằng quốc gia của ông sẽ cố gắng tăng khối lượng vận chuyển qua Romania từ hai triệu lên bốn triệu tấn. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập cơ chế bồi thường thiệt hại cho nông dân Romania cho đến vụ thu hoạch tiếp theo.
Xem thêm >> Cuộc đấu mới bùng lên: EU ra đòn phủ đầu, Trung Quốc tố hành vi 'trắng trợn'
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.