Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo đó, các nhà sản xuất ô tô lớn của Nga như AvtoVAZ, Moskvich, GAZ Group và Sollers đều nằm trong danh sách trừng phạt mới nhất do Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ công bố.
Cơ quan Đường bộ liên bang Avtodor, nhà sản xuất đầu máy xe lửa và thiết bị đường sắt lớn nhất nước Nga Transmashholding và Ngân hàng Ak Bars, một trong những tổ chức cho vay toàn cầu hàng đầu trong khu vực của Nga, cũng bị trừng phạt.
Danh sách đen lần này cũng bao gồm nhiều công ty liên quan đến tài nguyên khoáng sản, như Công ty Mỏ Yanskaya, Công ty tài nguyên Taimyr, Công ty năng lượng than Siberia, Redmetconcentrat và nhiều doanh nghiệp khác.
Các cá nhân bị trừng phạt bao gồm những cái tên nổi bật như cựu chủ tịch của Transmashholding, ông Andrey Bokarev; người đứng đầu Công ty Luyện kim và Khai thác Ural, ông Iskander Makhmudov. Cả hai đều bị đóng băng tài sản tại Mỹ, tất cả các giao dịch tại Mỹ cũng đều bị chặn.
Ông Igor Altushkin, người sáng lập và cổ đông lớn nhất của RMK, công ty sản xuất đồng lớn thứ ba của Nga, cũng bị nhắc tên trong danh sách đen của Mỹ.
Bộ Tài chính Mỹ cũng trừng phạt thêm hơn 150 công ty và cá nhân nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ, UAE và Georgia trong nỗ lực trấn áp hành vi né lệnh trừng phạt liên quan tới Nga.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, các thực thể này đã hỗ trợ chuyển giao “hàng hóa có công dụng kép” như máy quay dùng cho máy bay không người lái, bộ lọc quang hiệu suất cao và pin lithium sang Nga, cũng như cung cấp dịch vụ sửa chữa tàu cho các cơ quan liên kết với Bộ Quốc phòng Nga.
Ở động thái liên quan, một quan chức chính phủ Bỉ ngày 15/9 tiết lộ rằng lệnh cấm nhập khẩu kim cương của Nga mà Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã xem xét trong hơn một năm qua dự kiến sẽ được thông qua trong 2 đến 3 tuần tới. Quan chức này lưu ý rằng quy định sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2024.
Nga hiện là quốc gia xuất khẩu kim cương lớn nhất thế giới tính theo số lượng, tiếp theo là các nước châu Phi. Trong đó, Công ty nhà nước Alrosa dẫn đầu hoạt động khai thác kim cương của Nga, và đã khai thác gần 1/3 số kim cương của thế giới vào năm 2021.
Thị phần khoảng 30% của ngành kim cương Nga hiện đang có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự cân bằng của thị trường kim cương toàn cầu.
Nỗ lực trừng phạt kim cương của Nga đã vấp phải sự phản đối từ các nhà nhập khẩu đá quý lớn như Bỉ, nơi có trung tâm giao dịch kim cương lớn nhất thế giới ở Antwerp. Khoảng 85% kim cương thô của thế giới đều qua trung tâm này rồi mới đến tay người tiêu dùng.
Vào tháng 5, các nhà lãnh đạo G7 đã cam kết hạn chế buôn bán kim cương được khai thác, chế biến hoặc sản xuất ở Nga nhằm nỗ lực cắt giảm thêm doanh thu của Moscow, đồng thời tuyên bố họ sẽ hạn chế hoạt động buôn bán kim cương trị giá 4,5 tỷ USD của Nga bằng cách sử dụng các phương pháp bao gồm truy tìm nguồn gốc công nghệ cao.
Những nỗ lực nhằm giảm nguồn thu của Nga từ xuất khẩu kim cương hình thành dựa trên các lệnh trừng phạt hiện nay của Washington đối với Công ty Alrosa của Nga, nhà khai thác kim cương lớn nhất thế giới.
Xem thêm >> Châu Âu giáng 'đòn chí mạng' lên ngành xe điện Trung Quốc
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.