Tài chính quốc tế

Bị chỉ trích sau hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, ông Trump phản ứng mạnh mẽ

(VNF) - Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders ngày 23/7 cho biết, Tổng thống Trump đang cân nhắc tước quyền miễn trừ an ninh của 6 cựu quan chức tình báo và thực thi pháp luật vì những “cáo buộc vô căn cứ” mà họ đã nói về ông.

Bị chỉ trích sau hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, ông Trump phản ứng mạnh mẽ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc tước quyền miễn trừ an ninh của 6 cựu quan chức an ninh.

Bà Sarah nói: “Họ đưa ra những cáo buộc vô căn cứ về mối quan hệ với Nga là không phù hợp". Tuy nhiên, bà từ chối tiết lộ khi nào Tổng thống Trump sẽ đưa ra quyết định.

Trong số 6 cựu quan chức này có ông John Brennan, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) dưới thời Tổng thống Barack Obama và ông James Comey, nguyên Giám đốc FBI từng bị ông Trump sa thải.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders.

Những người còn lại bao gồm cựu Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia James Clapper, cựu Cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice, cựu Phó Giám đốc FBI Andrew McCabe và cựu Giám đốc cơ quan an ninh quốc gia Michael Hayden.

Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders nêu rõ: "Tổng thống không chỉ xem xét tước quyền miễn trừ an ninh của ông Brennan, mà ông cũng cân nhắc tước quyền miễn trừ an ninh của ông, bà Comey, Heyden, Clapper, Rice và McCabe".

Điều này nếu xảy ra sẽ là một động thái chưa có tiền lệ khi một tổng thống Mỹ dùng đặc quyền để tước quyền miễn trừ an ninh của các đối thủ chính trị. Nhiều cựu quan chức Mỹ vẫn được giữ quyền miễn trừ an ninh sau khi rời chính phủ bởi họ có thể tiếp tục vai trò cố vấn.

Ông John Brennan, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

Trước đó, trong cuộc họp báo ngày 16/7 sau thượng đỉnh với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, ông Trump đã phát biểu rằng: "Tôi rất tin tưởng cộng đồng tình báo của chúng tôi, nhưng tôi sẽ nói với quý vị rằng Tổng thống Putin cũng rất quyết liệt khi phủ nhận cáo buộc. Có Tổng thống Putin ở đây, ông vừa nói không phải Nga. Tôi sẽ nói thế này: Tôi không thấy có lý do gì để nghi ngờ Nga đã can thiệp”.

Tuyên bố của ông Trump có thể coi là chưa có tiền lệ khi một tổng thống Mỹ từ chối tin tưởng vào chính cơ quan tình báo của mình. Động thái này của ông đã nhận hàng loạt chỉ trích từ các thượng nghị sỹ Mỹ, cả Dân chủ và Cộng hòa.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh ngày 16/7.

Trên trang Twitter cá nhân, cựu Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Brennan đã gọi hành động của ông Trump “không khác gì phản quốc”,  trong khi bà Susan Rice cho rằng cuộc họp là “sai lầm lịch sử”.

Chỉ sau đó một ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại tuyên bố ông hoàn toàn đặt niềm tin và sự ủng hộ vào các cơ quan tình báo Mỹ, đồng tình với kết luận Nga can thiệp bầu cử của họ. Ông cũng thừa nhận rằng những lời ông nói trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh với ông Putin là...."nói nhầm”.

Xem thêm >> Ông Trump cảnh báo Iran sẽ phải chịu hậu quả chưa từng có trong lịch sử

Tin mới lên