Bộ trưởng Công Thương: Xử nghiêm các hành vi gian lận, lẩn tránh thuế

Đức Duy - 09/07/2019 16:15 (GMT+7)

Tổng cục Quản lý thị trường cho biết đã phát hiện nhiều hàng lưu thông trên thị trường nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí có chứa độc tố vượt cho phép.

VNF
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì hội nghị triển khai về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ.

Trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, bên cạnh cơ hội gia tăng xuất khẩu, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa có nguy cơ tăng cao.

Điều này không chỉ gây thua thiệt với từng doanh nghiệp, ngành hàng cụ thể, mà dài lâu còn ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của cả nền kinh tế. Vì vậy, việc tăng cường các biện pháp quản lý nhằm dự báo, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ để phát triển bền vững sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu là yêu cầu cấp thiết.

Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tại hội nghị triển khai Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” do Bộ Công Thương tổ chức sáng 9/7, tại Hà Nội.

Gia tăng gian lận xuất xứ, hưởng chênh lệch thuế

Theo ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục phòng vệ thương mại, mặc dù các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương đã nỗ lực trong hoạt động cảnh báo hành vi lẩn tránh, siết chặt quản lý, giám sát và thẩm tra song nguy cơ lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ có xu hướng gia tăng.

Đưa ra cảnh báo, ông Dũng cho rằng việc dịch chuyển đầu tư thời gian qua là một tín hiệu tốt, song cần phải xử lý nghiêm các hành vi không thực hiện sản xuất để hưởng lợi thuế quan, lẩn tránh thuế. Thậm chí là hành vi lợi dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ để thực hiện hành vi gian lận thương mại.

“Với các hành vi bất hợp phát, thủ đoạn của nhiều doanh nghiệp rất tinh vi, trong nhiều trường hợp chỉ thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thởi gian ngắn hoặc vài giao dịch rồi giải thế công ty, thậm chí làm giả C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa-pv), sử dụng C/O giả,” lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại nói.

Dù vậy, việc thẩm tra, xác minh hành vi gian lận lại rất phức tạp. Ông Dũng cho rằng, chỉ riêng việc kiểm tra hồ sơ cấp C/O nếu không đi thẩm tra chi phí chi tiết thì rất khó phát hiện các hành vi vi phạm.

“Hiện các quy định và chế tài xử phạt còn nhẹ, đơn cử việc làm giả C/O chỉ bị phạt tối đa 40 triệu đồng, sử dụng C/O giả bị phạt tối đa 50 triệu đồng,” ông Dũng nêu ra những bất cập.

Còn theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, thời gian qua lực lượng này đã phát hiện nhiều hàng lưu thông trên thị trường nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí có chứa độc tố vượt cho phép đặc biệt là tình trạng hàng hóa dán nhãn “Made in Vietnam” để trục lợi...

“Phương thức hiện rất tinh vi, đặt hàng từ Trung Quốc sản xuất hoặc nhập linh kiện về lắp ráp và dán nhãn để làm ăn gian dối,” ông Linh nói.

Ở một góc độ khác, ông Nguyễn Hồng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho rằng, cần “sàng lọc” những nhóm hàng và mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đột biến, cũng như phân tích và làm rõ để từ đó ngăn chặn tối đa các hành vi gian dối.

“Sắp tới Vụ châu Âu và Cục phòng vệ thương mại cần làm việc để rà soát những mặt hàng nào có mức tăng trưởng nóng qua đó đề xuất cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra,” ông Dương thông tin thêm.

Tăng cường quản lý nhà nước

Thực tế thời gian qua, những hành vi gian lận xuất xứ bị phát hiện không phải là hiếm. Đơn cử vụ việc khoai tây nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng nhiều tiểu thương lại dán nhãn Khoai Tây Đà Lạt để lừa dối khách hàng.

Từ những vấn đề nổi cộm này, theo ông Trần Hữu Linh, cần ứng dụng công nghệ thông tin để truy xuất nguồn gốc đối với hàng nông sản, thực phẩm.

Bên cạnh đó, ông cũng kiến nghị các Bộ ngành cần hoàn thiện chính sách, pháp luật, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cũng khuyến nghị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là các hiệp định thương mại tự do, để từ đó, giúp bảo vệ thị trường nội địa và phát triển hoạt động thương mại. Trong đề án mới do Vụ này xây dựng sẽ có giải pháp để hình thành nhà phân phối lớn, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước nắm rõ quy trình đưa hàng vào hệ thống đó, nhằm hạn chế gian lận thương mại.

Liên quan đến các hiệp định thương mại tự do, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu đề xuất, bên cạnh việc hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp cũng cần có giải pháp phòng chống gian lận thương mại. Trong đó, ông lưu ý đến việc ứng dụng công nghệ thông tin để chia sẻ dữ liệu và hoàn thiện cơ chế giám sát về xuất xứ.

"Việc thành lập tổ giám sát xuất nhập khẩu để giám sát việc xuất khẩu và tổ giám sát cấp C/O, thông qua đó có thể chia sẻ các vấn đề gian lận cũng như cần có tổ giám sát đầu tư," ông Hải cho hay.

Đồng tình với ý kiến của các đơn vị chức năng, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, trong tiến trình hội nhập, những vấn đề gian lận thương mại và gian lận xuất xứ, lẩn tránh phòng vệ thương mại sẽ liên quan trực tiếp đến việc thực thi các FTA và phát triển thương mại bền vững.

Do vậy thời gian tới đây, để hạn chế những mặt trái của việc thu hút đầu tư, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị cần chủ động thực thi Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ."

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng đề nghị sớm ban hành kế hoạch hành động của Bộ Công Thương nhằm thực hiện đề án trên, trong đó chú trọng đến việc phối hợp với các bộ, ngành khác như Bộ Tài chính, Công an, Khoa học và Công nghệ, VCCI, Tổng cục Hải quan, Tổng cục thuế… trong việc đấu tranh với hành vi gian lận thương mại…

“Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và chủ thể luôn là cộng đồng doanh nghiệp, người dân do vậy, cần hoàn thiện Đề án của Thủ tướng và trước ngày 15/7 sẽ ban hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương,” Bộ trưởng lưu ý.

Theo VietnamPlus
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

(VNF) - Nội dung này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh trong thông báo kết luận về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Doanh số bán iPhone giảm ở hầu hết các thị trường, đặc biệt là Trung Quốc

Doanh số bán iPhone giảm ở hầu hết các thị trường, đặc biệt là Trung Quốc

(VNF) - Theo kết quả kinh doanh mới nhất vừa được Apple công bố, doanh số bán iPhone đã giảm ở hầu hết các thị trường trên toàn cầu.

Cổ phiếu ngân hàng phát tín hiệu, kỳ vọng dần dâng lên

Cổ phiếu ngân hàng phát tín hiệu, kỳ vọng dần dâng lên

(VNF) - Kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường chứng khoán dần dâng lên khi dòng tiền vào nhóm ngân hàng có xu hướng cải thiện, tâm lý thị trường cũng dần ổn định hơn, chỉ số và thanh khoản đều đi lên.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.