'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT ngày 30/12/2016 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
Theo dự thảo, trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ, được xây dựng theo quy hoạch hoặc dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với đường quốc lộ, trạm thu phí phải phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án và có quyết định thành lập trạm thu phí của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Vị trí đặt trạm thu phí phải phải nằm trong phạm vi dự án và có ý kiến thống nhất của các cơ quan địa phương, đồng thời lấy ý kiến tham gia của nhân dân địa phương.
Đối với đường địa phương, trạm thu phí phải phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Vị trí đặt trạm thu phí phải nằm trong phạm vi dự án do UBND báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Đáng chú ý, theo dự thảo Thông tư 49, khoảng cách giữa hai trạm thu phí ở trên cùng một tuyến đường phải đảm bảo cự ly tối thiểu là 70km, trừ những trạm thu phí hoàn vốn cho các dự án cầu đường bộ, hầm đường bộ.
Ngoài ra, trạm thu phí chỉ được tổ chức thu hoàn vốn cho dự án sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác định đủ điều kiện được tổ chức thu.
Đối với những trạm thu phí hoàn vốn cho các dự án đã đưa vào khai thác vận hành trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, tiếp tục thực hiện theo các quy định của hợp đồng dự án và các văn bản liên quan.
Dự thảo Thông tư này cũng yêu cầu thực hiện thông báo công khai liên tục trước 5 ngày và niêm yết công khai tại trạm thu phí khi bắt đầu tổ chức thu về thời điểm bắt đầu thu, địa điểm trạm thu phí, công nghệ thu, hình thức thu, đối tượng thu, mức thu và đối tượng được miễn giảm phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
Trong trường hợp có thay đổi về mức thu, công nghệ thu, hình thức thu, đối tượng thu thì đơn vị thu phí phải thông báo công khai và niêm yết tương tự như khi bắt đầu tổ chức thu.
Hình thức thông báo công khai bao gồm đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và trung ương, đồng thời gửi thông báo đến Hiệp hội vận tải Việt Nam.
Trong suốt quá trình thu, đơn vị thu phí phải công khai các thông tin trên biển báo điện tử (biển VMS) được gắn tại khu vực trạm thu phí bao gồm: tên dự án, tổng mức đầu tư của dự án, tổng thời gian được thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ, thời điểm bắt đầu thu, thời gian thu còn lại, doanh thu tháng trước, doanh thu lũy kế của trạm thu giá tính đến thời điểm cuối tháng trước liền, số điện thoại đường dây nóng để phản ánh tiêu cực tại trạm thu phí.
Đặc biệt, cũng theo dự thảo Thông tư này, đơn vị thu phí không thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 10 Thông tư này hoặc không nộp phí sử dụng tài sản nhà nước, không nộp tiền thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định hiện hành (khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản nhắc nhở 2 lần, mỗi lần cách nhau không dưới 5 ngày) thì sẽ bị trừ ngày thu phí.
Theo đó, thời gian bị trừ được tính như sau: chậm từ 10 ngày đến 30 ngày, trừ thời gian thu 1 ngày; chậm từ 31 ngày đến 60 ngày, trừ thời gian thu 2 ngày. Đối với các ngày tiếp theo cứ chậm 5 ngày, trừ thời gian thu 1 ngày.
Thời gian do việc tạm dừng thu trong các trường hợp này không được tính để kéo dài thời gian thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng đã ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.