Chung cư Hòa Bình Green City nợ hơn 336 tỷ đồng tiền sử dụng đất

Anh Hùng - 27/03/2021 07:23 (GMT+7)

(VNF) - Theo kết quả thanh tra của TP. Hà Nội, dự án chung cư Hòa Bình Green City do Công ty TNHH Hòa Bình liên danh với Công ty Cổ phần nông sản Agrexim làm chủ đầu tư còn nợ hơn 336 tỷ đồng tiền sử dụng đất.

VNF
Chung cư Hòa Bình Green City nợ hơn 336 tỷ đồng tiền sử dụng đất.

UBND thành phố Hà Nội vừa công bố báo cáo kết quả việc rà soát, kiểm tra, thanh tra các dự án trên địa bàn các quận, huyện đã được giao đất, cho thuê đất nhưng chưa triển khai hoặc chậm tiến độ.

Kết quả rà soát, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất của các chủ đầu tư dự án có sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, có 68 dự án chưa nộp hoặc chậm nộp tiền sử dụng đất.

Cụ thể, tính đến thời điểm 31/1/2021, có 24 dự án còn phải nộp số tiền sử dụng đất là 1.687,4 tỷ đồng, trong đó, 6 dự án có nợ chờ xử lý 705,8 tỷ đồng, 2 dự án thuộc diện nợ khó thu với số tiền 129,1 tỷ đồng và 16 dự án còn lại có khả năng thu với tổng số tiền là 852,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, có 44 dự án có số tiền chậm nộp còn phải nộp là 2.389,5 tỷ đồng, trong đó tiền chậm nộp thuộc các nhóm như sau: nợ chờ xử lý 690,8 tỷ đồng/11 dự án; nợ khó thu 315,7 tỷ đồng/4 dự án; nợ có khả năng thu 1.308,5 tỷ đồng/29 dự án.

Trong số dự án này, đáng chú ý có sự xuất hiện dự án chung cư Hòa Bình Green City do Công ty TNHH Hòa Bình liên danh với Công ty Cổ phần nông sản Agrexim làm chủ đầu tư. Theo số liệu báo cáo, dự án này còn nợ hơn 336 tỷ đồng tiền sử dụng đất, trong đó, số tiền còn phải nộp gần 194 tỷ đồng và số tiền chậm nộp còn phải nộp là hơn 142 tỷ đồng.

Được biết, dự án Hòa Bình Green City là tổ hợp căn hộ chung cư cao cấp kết hợp trung tâm thương mại. Hòa Bình Green City được thiết kế với 2 tòa tháp cao 27 tầng, xây dựng trên diện tích đất 1,7 ha tại số 505 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Dự án được quảng bá là chung cư cao cấp với chất lượng 6 sao, dịch vụ hoàn hảo và có giá ở phân khúc cao, nhiều người dân đã bỏ tiền tỷ ra để được sử hữu căn nhà "trong mơ" tại dự án chung cư Hòa Bình Green City.

Tuy nhiên, cư dân đã gặp phải liên tiếp những rắc rối từ sự "chây ỳ" của chủ đầu tư trong việc làm sổ hồng cho cư dân, "om" quỹ bảo trì không bàn giao cho Ban quản trị… Trước đó, cư dân tại đây là nhiều lần xuống đường treo băng rôn đòi quyền lợi.

Cũng theo danh sách dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đến hết 31/1/2021 của thành phố Hà Nội, tiểu khu nhà ở Đồi Dền tại thị xã Sơn Tây do Công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Á Châu làm chủ đầu tư là dự án nợ nhiều nhất với hơn 509 tỷ đồng, trong đó tiền sử dụng đất còn phải nộp hơn 231 tỷ đồng và tiền chậm nộp còn phải nộp hơn 278 tỷ đồng.

Tiếp đến là dự án khu chức năng đô thị Ao Sào tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Lũng Lô 5 với hơn 491 tỷ đồng; Dự án khu nhà ở Đài phát sóng phát thanh Mễ Trì bán cho cán bộ công nhân viên Đài tiếng nói Việt Nam tại huyện Nam Từ Liêm do Tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thông tin làm chủ đầu tư hiện còn 228 tỷ đồng tiền chậm nộp;

Dự án xây nhà cán bộ cao cấp Tổng cục An ninh tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm do Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 - Vạn Xuân làm chủ đầu tư với hơn 192 tỷ đồng tiền chậm nộp; Tổng công ty đường sắt Việt Nam cũng còn gần 160 tỷ đồng tiền chậm nộp tại dự án nhà điều hành sản xuất, văn phòng cho thuê, chung cư và trung tâm thương mại tại 31 Láng Hạ, quận Ba Đình.

Ngoài ra, trong danh sách còn có một số doanh nghiệp bất động sản lớn như Tổng công ty Viglacera (còn 30 tỷ đồng); Công ty cổ phần Bitexco (còn 6,52 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Lilama (còn 73,86 tỷ đồng trong đó nợ khó thu là 45,2 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Xây dựng sông Hồng (còn hơn 48 tỷ đồng); Công ty Cổ phần BIC Việt Nam còn 123 tỷ đồng;

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Việt (đại diện liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Việc, Công ty Cổ phần Sông Đà 2 và Công ty Cổ phần xây dựng Hồng Quang) còn 254 tỷ đồng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Số phận tài sản Nga đã được EU định đoạt

Số phận tài sản Nga đã được EU định đoạt

(VNF) - Sau nhiều tranh cãi, các thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã thống nhất việc sử dụng hàng tỷ euro lợi nhuận từ tài sản bị phong toả của Nga để trang bị vũ khí và hỗ trợ Ukraine tái thiết đất nước.

VinFast sẽ chính thức tiến sang Phillipines

VinFast sẽ chính thức tiến sang Phillipines

(VNF) - Philippines là bước tiến mới của VinFast trong chiến lược mở rộng tại thị trường Đông Nam Á.

Cấp sai quy định 56.200 chứng chỉ IELTS: 'Đại gia' nào đứng sau Giáo dục IDP?

Cấp sai quy định 56.200 chứng chỉ IELTS: 'Đại gia' nào đứng sau Giáo dục IDP?

(VNF) - Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định Công ty TNHH Giáo dục IDP (Việt Nam) đã cấp 56.200 chứng chỉ IELTS vào năm 2022 sai quy định.

Công an xác minh vi phạm tại Dự án Cồn Tân Lập - Khánh Hòa

Công an xác minh vi phạm tại Dự án Cồn Tân Lập - Khánh Hòa

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa về việc cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập.

Nga thất bại trong nỗ lực thu hàng tỷ USD lợi nhuận từ khách hàng dầu mỏ

Nga thất bại trong nỗ lực thu hàng tỷ USD lợi nhuận từ khách hàng dầu mỏ

(VNF) - Sau nhiều nỗ lực, Nga vẫn không thể nhận về hàng tỷ Rupee đang “mắc kẹt” tại các ngân hàng Ấn Độ. Thay vào đó, Moscow sẽ sử dụng số tiền này để đầu tư vào cổ phiếu và cơ sở hạ tầng tại quốc gia châu Á.

Bất động sản Du lịch Hoàng Trường: Trượt dài trong thua lỗ, nặng nợ trái phiếu

Bất động sản Du lịch Hoàng Trường: Trượt dài trong thua lỗ, nặng nợ trái phiếu

(VNF) - Với mức lỗ ròng 236 tỷ đồng trong năm 2023, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Du lịch Hoàng Trường tiếp tục trượt dài trong thua lỗ, với số lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ đồng.

Peugeot rút lui khỏi thị tường tiêu thụ ôtô lớn nhất Đông Nam Á

Peugeot rút lui khỏi thị tường tiêu thụ ôtô lớn nhất Đông Nam Á

(VNF) - Hãng xe pháp Peugeot chính thức rút lui khỏi thị tường Indonesia, nơi tiêu thụ ô tô lớn nhất Đông Nam Á.

Các 'đại gia' Việt đứng đâu trong bảng xếp hạng tỷ phú Đông Nam Á mới nhất?

Các 'đại gia' Việt đứng đâu trong bảng xếp hạng tỷ phú Đông Nam Á mới nhất?

Theo bảng xếp hạng mới nhất của Forbes, tổng cộng có 139 người ở Đông Nam Á sở hữu khối tài sản trên 1 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam có 6 tỷ phú.

PCI 2023: Chính quyền giảm tính năng động, DN tư nhân kém lạc quan

PCI 2023: Chính quyền giảm tính năng động, DN tư nhân kém lạc quan

(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI nhận báo cáo PCI và PGI 2023 cho thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng có một số điểm cần quan tâm khi trở ngại trong tiếp cận đất đai gia tăng, môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng, tính năng động, tiên phong của cán bộ chính quyền địa phương có dấu hiệu chững lại. Trong khi đó, mức độ lạc quan của khối kinh tế tư nhân đang xuống thấp, hơn cả mức đáy thời kỳ khủng hoảng 2012 - 2013.

Hoa Sen bơm vốn, dự án khách sạn nghìn tỷ tại Yên Bái sẽ hồi sinh?

Hoa Sen bơm vốn, dự án khách sạn nghìn tỷ tại Yên Bái sẽ hồi sinh?

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen sẽ rót thêm 200 tỷ đồng cho Hoa Sen Yên Bái để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và triển khai dự án.