Điều chỉnh 'thước đo' tăng trưởng của Việt Nam

Hà Mai - 29/09/2020 08:14 (GMT+7)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bổ sung một số chỉ số như GDP bình quân đầu người, tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng, năng suất lao động xã hội…

VNF
Kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị bước vào giai đoạn chuyển biến mới sau đại dịch

Việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) bổ sung một số chỉ số mới chưa từng xuất hiện trong các chỉ tiêu pháp lệnh trước, đặc biệt là các chỉ tiêu pháp lệnh về kinh tế đang gây nhiều sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam.

Phải rõ ràng người thực hiện

Theo đó, bên cạnh 5 chỉ tiêu hiện hữu (GDP, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ nhập siêu và tổng vốn đầu tư toàn xã hội/GDP), Bộ KHĐT đề xuất bổ sung một số chỉ số như GDP bình quân đầu người, tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng, năng suất lao động xã hội…

Chỉ tiêu pháp lệnh là mang tính chất bắt buộc, phải rõ ràng người thực hiện, người chịu trách nhiệm. Các chỉ số như TFP chỉ mang tính chất định hướng, dẫn dắt cho kinh tế phát triển, không thể kiểm soát, ép buộc được

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Ủng hộ việc đưa thêm 2 chỉ số GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng năng suất lao động vào chỉ tiêu pháp lệnh, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá lâu nay, chúng ta thường nhìn vào chỉ số GDP tăng trưởng để tự hào kinh tế Việt Nam đang phát triển.

Tuy nhiên, mức sống của người lao động, năng suất thể hiện rõ hiệu quả làm việc của người lao động đến đâu, thì chưa ai bàn tới.

Nếu xét chi tiết GDP bình quân đầu người, năng suất lao động thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam còn thua kém rất nhiều nước trong khu vực. Việc thực sự quan tâm đến các chỉ tiêu này sẽ giúp Việt Nam có cái nhìn thực tế hơn về câu chuyện sở hữu nguồn lao động dồi dào: lao động chất lượng thấp, tay nghề kém thì không có giá trị nhiều.

GDP hằng năm vẫn có thể tăng nhưng thực tế, tốc độ, khả năng phát triển kinh tế dài hạn lại đang bị tụt lại.

Riêng với chỉ số TFP, bà Lan cho rằng cần thiết đưa vào bộ chỉ số dùng làm thước đo để cảnh báo, quan tâm đến chất lượng phát triển vì đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại, phụ thuộc vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như thế nào, ứng dụng khoa học công nghệ và nâng cao trình độ lao động tới đâu…

Song, không nên áp vào chỉ tiêu pháp lệnh vì không thể chỉ rõ cơ quan nào là nơi thực hiện, chịu trách nhiệm về mức độ tăng trưởng.

Cụ thể, Bộ KHĐT, Viện Năng suất (thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ) là những có quan tính toán, đưa ra các chỉ số về năng suất. Tuy nhiên, họ cũng không thể đứng ra chịu trách nhiệm về TFP vì còn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, mô hình kinh tế...

“Chỉ tiêu pháp lệnh là mang tính chất bắt buộc, phải rõ ràng người thực hiện, người chịu trách nhiệm. Các chỉ số như TFP chỉ mang tính chất định hướng, dẫn dắt cho kinh tế phát triển, không thể kiểm soát, ép buộc được. Đơn cử, kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, vào nhu cầu tiêu dùng của thị trường quốc tế.

Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, sức mua tiêu nước ngoài giảm rất mạnh nhưng nhà nước không thể chỉ đạo bên ngoài, không thể bắt buộc thị trường phải theo được. Tiêu dùng trong nước cũng đóng góp quan trọng trong tăng trưởng nhưng người dân thất nghiệp, giảm thu nhập thì cũng không thể kiểm soát tăng tiêu dùng được. Nói vậy để thấy, đưa ra các chỉ số để cảnh báo, nhưng cái nào không rõ ràng trách nhiệm, nhà nước không chỉ đạo được thì không nên đưa vào pháp lệnh”, bà Lan nhấn mạnh.

Cần nhiều hơn các chỉ số thực chất

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong quá trình phát triển tới, đặc biệt khi Việt Nam đang cố gắng thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, cần lưu ý nhiều hơn tới các chỉ số phản ánh thực chất “sức khỏe” của kinh tế Việt Nam hiện nay.

Đơn cử, chỉ số giá trị gia tăng chung của kinh tế cũng như trong các ngành. Những phân tích và đánh giá trong “Sách trắng Công nghiệp Việt Nam năm 2019” (dự án do Hàn Quốc tài trợ và do Bộ Công thương và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc - UNIDO thực hiện từ năm 2016) đã làm nổi bật rất nhiều vấn đề về tình trạng gia công tạo giá trị gia tăng quá thấp của Việt Nam trong thời gian qua.

Phần tạo giá trị gia tăng lớn nhất là sở hữu nhãn hàng, hệ thống phân phối nước ngoài… Việt Nam không có. Những sản phẩm trung gian đầu vào cho sản xuất như dệt may, vải vóc, vật liệu làm giày dép… đều nhập từ Trung Quốc, mà giá trị nhập khẩu còn lớn hơn nhiều so với phần giá trị xuất khẩu.

Điều này có nghĩa chúng ta xuất khẩu nhiều, nhưng Trung Quốc hưởng lợi nhiều hơn. Do đó, để đón làn sóng đầu tư mới, sẵn sàng cho hội nhập, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ thì cần nghiêm túc đánh giá lại chỉ số giá trị gia tăng hiện nay.

Bên cạnh đó, GNI (tổng thu nhập của một quốc gia) cũng là chỉ số mà được cả bà Phạm Chi Lan và ông Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), đề xuất bổ sung vào chỉ tiêu pháp lệnh.

Theo hai vị này, nếu GDP bao gồm tất cả giá trị từ FDI, phần thu nhập, chi trả của người nước ngoài tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam thì GNI loại bỏ tất cả các yếu tố đó, thuần túy phản ảnh tình trạng “sức khỏe” của nền kinh tế trong nước. Đây là điều cần thiết để chúng ta hiểu thực chất tăng trưởng.

Ngoài ra, ông Phạm Thế Anh còn kiến nghị cần đưa thêm chỉ số tiết kiệm, phản ánh phần dôi ra của thu nhập sau khi tiêu dùng vì con số này liên quan trực tiếp đến khả năng vay nợ của nền kinh tế.

Các chỉ tiêu pháp lệnh chỉ nên là những chỉ số đơn giản, trực quan, dễ hiểu đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như người dân. TFP tương đối phức tạp, chỉ các nhà nghiên cứu kinh tế mới hiểu rõ bản chất.

Chưa kể, chỉ số này còn phụ thuộc vào phương pháp tính toán, mỗi phương pháp khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Do đó, không nên đưa TFP vào danh sách chỉ tiêu pháp lệnh của Việt Nam.

PGS-TS Phạm Thế Anh

Theo TNO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra thị trường vàng, không để chậm trễ hơn nữa

Phó Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra thị trường vàng, không để chậm trễ hơn nữa

(VNF) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành liên quan cần khẩn trương rà soát, thanh kiểm tra thị trường vàng ngay trong tháng 5/2024.

Bão địa từ cường độ mạnh tấn công Trái đất: Tạo cực quang bất thường, gây gián đoạn liên lạc

Bão địa từ cường độ mạnh tấn công Trái đất: Tạo cực quang bất thường, gây gián đoạn liên lạc

(VNF) - Một cơn bão địa từ với cường độ G5 - "cực mạnh" đã tấn công Trái đất vào ngày 10/5 (giờ Mỹ), tạo ra cực quang tại khu vực Bắc Mỹ nhưng đi kèm nguy cơ làm gián đoạn nguồn điện và thông tin liên lạc.

Bắt nữ 'thầy cúng' lừa đảo đầu tư BĐS chiếm đoạt 300 tỷ đồng

Bắt nữ 'thầy cúng' lừa đảo đầu tư BĐS chiếm đoạt 300 tỷ đồng

(VNF) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nam Định đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can đối với Bùi Thị Ninh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

TP.HCM: 283 dự án đầu tư công chậm tiến độ

TP.HCM: 283 dự án đầu tư công chậm tiến độ

(VNF) - UBND TP. HCM vừa báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giám sát, đánh giá tổng thể về đầu tư năm 2023.

Kosy: Loạt dự án dang dở, tồn kho lên gần 2.500 tỷ đồng

Kosy: Loạt dự án dang dở, tồn kho lên gần 2.500 tỷ đồng

(VNF) - Triển khai nhiều dự án bất động sản và năng lượng tái tạo lớn, trải dài khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam nhưng tình hình tài chính của Kosy đáng lưu ý khi lượng tồn kho liên tục ở mức cao,hàng nghìn tỷ..

Thiếu vắng nhiều tên tuổi lớn, Vietnam Motor Show 2024 kém hấp dẫn?

Thiếu vắng nhiều tên tuổi lớn, Vietnam Motor Show 2024 kém hấp dẫn?

(VNF) - Sau một năm tạm hoãn, Triển lãm Ô tô Việt Nam - Vietnam Motor Show 2024 sẽ quay trở lại vào tháng 10 tới đây. Đáng chú ý, năm nay nhiều thương hiệu như Mercedes, Lexus, Audi, BMW, Mini, Hyundai hay VinFast không tham dự.

5 năm giá vàng tăng hơn 55 triệu, lộ trình hướng đến 100 triệu/lượng

5 năm giá vàng tăng hơn 55 triệu, lộ trình hướng đến 100 triệu/lượng

(VNF) - Chỉ chưa đầy 5 năm, giá vàng miếng SJC tăng hơn 55 triệu đồng/lượng, hiện vượt mốc 92 triệu đồng/lượng. Với nhu cầu cao còn nguồn cung khan hiếm, ngưỡng 100 triệu đồng của giá vàng miếng SJC được dự báo không còn xa, khi giá vàng thế giới vào nhịp tăng mới.

Tổng công ty Thép Việt Nam: Lợi nhuận âm, nợ gần 1.000 tỷ đồng

Tổng công ty Thép Việt Nam: Lợi nhuận âm, nợ gần 1.000 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tình chính riêng của Tổng công ty Thép VN – CTCP (VNSTEEL) cho thấy doanh thu quý I/2024 giảm mạnh 77%, lợi nhuận âm hơn 11 tỷ đồng, cùng với đó BHXH nhắc tên vì chậm đóng BHXH hơn 1,1 tỷ đồng.

Điện lực miền Trung cõng khối nợ lớn, hơn 22.000 tỷ đồng

Điện lực miền Trung cõng khối nợ lớn, hơn 22.000 tỷ đồng

(VNF) - Tổng công ty Điện lực miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính năm 2023 với nguồn doanh thu khủng đạt 48.125 tỷ đồng. Trong khi đó, số nợ phải trả cũng tăng lên trên 22.000 tỷ đồng.

Công ty châu Âu tại Trung Quốc ‘than thở’ khó kiếm tiền

Công ty châu Âu tại Trung Quốc ‘than thở’ khó kiếm tiền

(VNF) - Các công ty châu Âu ở Trung Quốc đang gặp khó khăn hơn trong việc kiếm tiền ở nước này khi tăng trưởng chậm lại và áp lực dư thừa công suất gia tăng, theo một cuộc khảo sát được Phòng thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc công bố ngày 10/5.