Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Theo ông Đức, không có một lĩnh vực nào không cần ưu tiên trong đặc khu, từ kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, du lịch, giải trí, thanh tra, công an, toà án cho đến luật sư, tư vấn pháp luật. “Nếu đi theo hướng đó, thì ưu tiên tất cả là không được, mà thu hẹp thì cũng vô lý”.
Ông Đức cho rằng đã đặt ra đặc khu thì phải đặt ra mục tiêu đột phá phát triền gấp hàng chục lần so với không có đặc khu. Nếu chỉ tập trung vào việc tạo ra ưu đãi về tiền thuế, đất, tài nguyên… thì chỉ tạo ra sự dịch chuyển kinh tế chứ không phải là tạo ra sự phát triển kinh tế.
Đặc khu, do đó, cần tạo ra môi trường tự do, thuận lợi, thông thoáng về chính quyền, thủ tục hành chính, chính trị và giải quyết tranh chấp để phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm thu được nhiều thuế, chứ không phải là miễn giảm thuế, tiền đất, dịch chuyển lợi ích từ đia bàn khác về đặc khu. Tức giảm tiền đóng góp cho ngân sách ở nơi khác, cách khác để tăng thu ngân sách cho đặc khu.
Về hành chính, tuy tên gọi là khu hành chính – kinh tế đặc biệt nhưng thực chất chỉ là nhằm tạo ra khu kinh tế đặc biệt chứ không phải nhằm tạo ra khu hành chính đặc biệt.
“Sự đặc biệt của hành chính chỉ nhằm phục vụ cho sự đặc biệt về kinh tế chứ không có mục đích tự thân. Vì vậy, cần thiết kế cơ chế hành chính vì kinh tế chứ không phải là ngược lại”, ông Đức nhấn mạnh.
Theo tinh thần này, ông Đức cho rằng nhà nước cần áp dụng cơ chế hành chính đặc biệt để tạo ra môi trường kinh doanh đặc biệt nhằm tạo ra kết quả kinh tế đặc biệt, thay vì áp dụng cơ chế kinh tế đặc biệt này để tạo ra kết quả kinh tế đặc biệt khác.
“Đặc khu cần phải áp dụng một trong hai cơ chế. Thứ nhất, nếu có Hội đồng nhân dân thì không có Uỷ ban nhân dân; chỉ có thị trưởng, chế độ thủ trưởng lãnh đạo thay vì chế độ tập thể lãnh đạo. Thứ hai, nếu có Uỷ ban nhân dân thì không có Hội đồng nhân dân. Nếu có cả hai và bó buộc trong khuôn khổ bất hợp lý, không sửa Hiến pháp thì không có gì đáng gọi là đặc khu.
“Về quản lý nhà nước, dù có hay không có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thì cũng chỉ nên có một đầu mối cơ quan hành chính quản lý nhà nước thay vì 5 - 7 cơ quan như dự thảo và cũng tương tự như đối với các huyện thị hiện hành. Tức là cần coi đặc khu kiểu giống như một khu công nghiệp hay khu chế xuất, chỉ có 1 Ban quản lý khu công nghiệp. Đồng thời, nó không chỉ là các chính sách miễn giảm hay cơ chế ưu đãi như đối một khu công nghiệp”, ông Đức đề xuất.
Đi xa hơn, chủ tịch Công ty luật BASICO còn cho rằng nhà nước cần phải chấp nhận đặc khu có sự đặc biệt cả về chính trị, chứ không chỉ có sự đặc biệt về kinh tế và hành chính. Chẳng hạn, đặc khu cần không có cán bộ mà chỉ có công chức, tập trung gần như toàn bộ vào phát triển kinh tế, không tổ chức các cơ quan, đoàn thể đầy đủ ban bệ như các cấp chính quyền khác.
Theo ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng - Ngân hàng Thế giới, để thành công, các đặc khu phải nằm trong chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện với tầm nhìn/mục tiêu rõ ràng.
Thành công của các đặc khu phụ thuộc chủ yếu vào môi trường đầu tư và vị trí các đặc khu kinh tế; sự kết nối chặt chẽ với các cụm công nghiệp trong nước; sự xuất sắc về môi trường và xã hội; các ưu đãi thông minh, chú trọng tới đầu tư chiến lược; và khung theo dõi, đánh giá tốt.
Do đó, nhà nước cần tập trung thu hút đầu tư cho những doanh nghiệp tạo được mức lương cao hơn; thúc đẩy phát triển kỹ năng, chuyển giao công nghệ và R&D trong nước; khuyến khích sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên (không chỉ năng lượng mà cả đất đai, nước, nguyên liệu thô, v.v…); tạo cơ hội cho các doanh nhân và nhà đầu tư trong nước hợp tác với các công ty nước ngoài trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Ông Sebastian Eckardt khuyến cáo Việt Nam nên tránh sử dụng quá nhiều ưu đãi thuế và phân mảnh trong quản lý các đặc khu.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, các đặc khu tại Việt Nam được định hướng phát triển với hai mục tiêu chính. Một là hình thành 3 khu vực tăng trưởng kinh tế cao có tác động lan tỏa tới khu vực và toàn bộ nền kinh tế, thu hút công nghệ cao với những ngành nghề, lĩnh vực cạnh tranh phù hợp xu thế phát triển của thế giới; nơi đáng sống và làm việc, nơi thịnh vượng về kinh tế song song với phát triển bền vững về môi trường, đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao đời sống của người dân. Hai là chủ động tạo ra một "sân chơi mới" với các thể chế, chính sách đặc biệt thuận lợi, vượt trội, cạnh tranh quốc tế cho phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển (R&D); các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ mới 4.0; giáo dục, y tế chất lượng cao; dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, công nghiệp văn hóa; phát triển dịch vụ hậu cần cảng biển và sân bay; thương mại và tài chính quốc tế gắn với cảng biển. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định Luật đặc khu của Việt Nam quy định quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm gắn với những chính sách vượt trội, cạnh tranh, không phải chỉ là những ưu đãi về thuế và đất đai mà chủ yếu là tổ chức chính quyền, thẩm quyền người đứng đầu, cam kết của Chính phủ giữ ổn định và lâu dài về chính sách; kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế với môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương. Dự án Luật đặc khu đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017). Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, dự án luật đã được Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan chỉnh lý, hoàn thiện và sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua vào Kỳ họp thứ 5 tới. |
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.