Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Khoảng 6h30 ngày 8/1, 4 chiếc xe bít bùng đầu tiên chở các bị cáo và các đồng phạm tiến vào trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.
Đến 7h30, các luật sư và người có quyền nghĩa vụ liên quan cùng nhân chứng bắt đầu làm thủ tục vào tòa. Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và các đồng phạm được xử ở một phòng khác còn báo chí tham dự phiên tòa được bố trí ngồi ở phòng riêng và theo dõi phiên xử qua màn hình như cách bố trí ở các phiên xử đại án khác.
Phiên tòa bắt đầu lúc 8h15. Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thư ký tòa kiểm tra sự có mặt của các bị cáo và những người liên quan.
Ông Đinh La Thăng là người đầu tiên bị xét hỏi căn cước trong phần thủ tục. Ông Thăng mặc áo khoác xanh mỏng, tóc cắt ngắn. Đứng trả lời thẩm tra căn cước của Hội đồng xét xử, ông Thăng tỏ ra khá bình tĩnh, giọng to, rõ ràng.
Tiếp theo là bị cáo Trịnh Xuân Thanh trả lời Hội đồng xét xử. Ông đứng khom người, trước mỗi câu trả lời đều nói "kính thưa chủ tọa phiên tòa".
Thư ký phiên tòa thông báo 22 bị cáo có mặt đầy đủ. Theo thứ tự chỗ ngồi của các bị cáo trong phiên khai mạc sáng nay, ông Trịnh Xuân Thanh ở hàng ghế đầu tiên với hai cảnh sát bên cạnh. Các bị cáo còn lại ở phía sau, ngồi xen kẽ với các cảnh sát bảo vệ phiên tòa.
Tại phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và các đồng phạm trong vụ án này không có vành móng ngựa, đại diện cơ quan truy tố ngồi đối diện với luật sự.
Dưới đây là hình ảnh tại phiên xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm sáng 8/1:
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.