Hợp tác làm dự án 62 tỷ USD, Trung Quốc lợi đủ đường, Pakistan ôm 'cục nợ'

Hồng Vân - 26/11/2018 08:09 (GMT+7)

Lợi ích kinh tế và an ninh năng lượng của một dự án do Trung Quốc cho vay vốn đầu tư tại Pakistan đã được đẩy lên quá cao, trong khi sự thiếu minh bạch của Trung Quốc về kế hoạch này đã khiến nhiều nước có nguy cơ mắc bẫy nợ, một nhà nghiên cứu địa chính trị hàng đầu tại Trung Quốc nhận định.

VNF
Sáng kiến BRI đã khiến nhiều quốc gia rơi vào khủng hoảng nợ. (Nguồn: SCMP)

Siêu dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) trị giá tới 62 tỷ USD được đầu tư nhằm liên kết cảng Gwadar ở phía tây nam Pakistan với khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, thông qua mạng lưới đường cao tốc, đường sắt và đường ống vận chuyển dầu khí.

Tính tới thời điểm hiện tại, đây là một trong những dự án có quy mô lớn nhất thuộc sáng kiến “vành đai, con đường” (BRI) của Trung Quốc. Dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào năm 2030 và cung cấp cho Trung Quốc một tuyến giao thương quan trọng với Trung Đông và châu Phi.

Trong khi CPEC được ca ngợi là dự án hàng đầu thuộc Sáng kiến BRI của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm mục đích tài trợ và phát triển các liên kết cơ sở hạ tầng trên hơn 80 quốc gia, ông Yang Shu, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Lan Châu tỉnh Cam Túc, Trung Quốc cho biết, tác động tiêu cực của sáng kiến này đã được đánh giá thấp.

“Được phổ biến rộng rãi mọi nơi, công chúng và phương tiện truyền thông Trung Quốc đã chào đón nó như là một thành tựu lớn, nhưng tôi nghĩ rằng những tác động tiêu cực của sáng kiến này đã bị bỏ qua”, ông nói tại một hội thảo ở Bắc Kinh.

Theo đó, ông Yang đề cập đến việc CPEC sẽ cung cấp cho Bắc Kinh một tuyến đường bộ mới từ vùng Vịnh Ba Tư đến Tân Cương, và giải quyết được tình trạng phụ thuộc năng lượng hay địa chính trị của Trung Quốc vào eo biển Malacca.

Thêm nữa, tuyến đường này có thể còn quan trọng hơn trong trường hợp xung đột quân sự nổ ra ở biển Nam Trung Hoa khi căng thẳng giữa Bắc Kinh, Washington và những nước khác đều đang gia tăng.

Mặc dù nhiều người dân Trung Quốc phàn nàn rằng, dự án này là một sự lãng phí tiền bạc, nhưng nhiều nước khác đang bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trên thế giới và đưa ra cáo buộc rằng sáng kiến BRI đã khiến nhiều quốc gia rơi vào khủng hoảng nợ.

Cụ thể, trong khi Bắc Kinh đã nhiều lần nói rằng CPEC là một dự án mang lại lợi nhuận cho các nước đồng minh và Pakistan, nhưng số nợ của đất nước này ước tính chiếm khoảng 70% GDP, và khoảng một nửa trong số đó là nợ Trung Quốc.

Ông Yang, người đã tham gia vào kế hoạch BRI này kể từ khi nó ra đời, đã đặt câu hỏi về việc xây dựng đường sắt và đường ống ở địa hình khó khăn như vậy có khả thi không?

Bên cạnh đó, ông cũng nghi ngờ tác động của nó đối với vấn đề an ninh năng lượng tổng thể của Trung Quốc, đặc biệt là ở Tân Cương, nơi có trữ lượng khí đốt và than đá lớn nhất của Trung Quốc.

“Nếu bạn xem xét kỹ tất cả chi phí sẽ thấy chi phí của các dự án đường ống cao một cách đáng ngờ. Dựa trên kinh nghiệm của dự án tương tự trên toàn thế giới, một khi một đường ống dẫn vượt ra quá 4.000km thì chi phí của việc sử dụng nó để vận chuyển năng lượng sẽ cao hơn so với khi làm điều đó bằng đường biển, do đó lợi ích về kinh tế của cảng Gwadar là không hề có”, ông Yang khẳng định.

Hơn thế nữa, ông Yang nói rằng trong trường hợp không có một lời giải thích đúng đắn về kế hoạch của Bắc Kinh thì việc Ấn Độ và nhiều nước khác hoài nghi về ý định của Trung Quốc là hợp lý.

Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) hồi tháng 6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chỉ trích ngầm CPEC, nói rằng các dự án kết nối lớn phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

Đáng nói, Ấn Độ cũng là nước duy nhất trong số 8 thành viên của SCO từ chối xác nhận đầu tư của Trung Quốc nhằm thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng. Ông Yang cho rằng điều này cũng đã cản trở sự tin tưởng lẫn nhau trong nhóm.

Theo Dân trí/South China Morning Post
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Để có đủ vốn xây dựng Vành đai 4 - TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi ý, chúng ta có khả năng tách dự án này riêng ra không, đừng đặt vào trong ngân sách chung quốc gia. Ví dụ như cho phát hành trái phiếu riêng của dự án này. Các tỉnh đi vay, sau này các tỉnh tự trả lại.

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với  chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

(VNF) - Do lỗi đánh máy trên trang web của Cartier, đôi bông tai bằng vàng nạm kim cương trị giá 13.600 USD đã được một vị khách hàng may mắn mua lại với giá chỉ 13 USD.

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

Trung Quốc, Brazil thiệt hại lớn do thiên tai, Fed giữ nguyên lãi suất

(VNF) - Thế giới tuần qua ghi nhận những thông tin đáng chú ý về thiên tai tại Trung Quốc và Brazil. Bên cạnh đó là những tin tức kinh tế "nóng" từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

'Đế chế' của Warren Buffett thừa tiền, không biết làm gì với 189 tỷ USD tiền mặt

(VNF) - Ngày 4/5 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã tổ chức buổi công bố kết quả kinh doanh và đại hội cổ đông, thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trên toàn thế giới.

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

'Ghế nóng' ngân hàng biến động, sếp lớn dồn dập đến và đi

(VNF) - Nhiều nhà băng thay đổi nhân sự cấp cao trong mùa đại hội ngân hàng năm nay. Việc này kỳ vọng mở ra những cơ hội mới, mang tới diện mạo mới cho ngành ngân hàng.

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của đại gia điện gió

(VNF) - Khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng thế chấp bằng nhà máy điện gió đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng hạ giá hơn 170 tỷ đồng. Còn khoản nợ hơn 500 tỷ đồng của một đại gia năng lượng khác cũng được giảm giá cả trăm tỷ đồng.

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Sai phạm ở siêu dự án Đại Ninh 3.600 ha khiến nhiều quan chức bị bắt

Từng bị đề nghị thu hồi, dự án khu đô thị Đại Ninh sau đó được tiếp tục thực hiện khi Thanh tra Chính phủ sửa đổi kết luận thanh tra. Đây là ‘siêu’ dự án khiến nhiều lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng vướng vòng lao lý.

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

Huawei đã trở lại, ‘lợi hại’ được bao lâu?

(VNF) - Kết quả quý I xuất sắc của Huawei đã chứng minh được rằng “ông lớn” công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã lấy lại được phong độ của mình. Tuy nhiên, Huawei đang vướng phải rất nhiều trở ngại, đặc biệt là việc tiếp cận công nghệ và nghiên cứu quan trọng.

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

Tỷ phú Trần Bá Dương đánh cược vào HNG, rời HSBC ông Phạm Hồng Hải làm CEO OCB

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương tiếp tục đặt cược vào lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Hồng Hải làm CEO Ngân hàng Phương Đông, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ thứ 2 của Việt Nam, cựu Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng qua đời… là những tin tức doanh nhân nổi bật tuần qua.

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

'Nền kinh tế phụ nữ' ngày càng phát triển ở Trung Quốc

(VNF) - Việc “nền kinh tế phụ nữ” ngày càng phát triển ở Trung Quốc đang dẫn đến việc phụ nữ trong độ tuổi lao động đóng vai trò dẫn đầu trong chi tiêu cá nhân và mua sắm của gia đình, có khả năng tạo thành một động lực mới trong cơ cấu nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.