Vào công trường thi công 600 căn nhà ở xã hội tại Long Biên - Hà Nội
(VNF) - Chung cư cao tầng CT1 thuộc khu nhà ở xã hội Thượng Thanh sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ cho người thu nhập thấp, dự kiến mở bán trong năm 2025.
Theo thống kê mới đây từ Ngân hàng Thế giới (WB), lượng kiều hối về Việt Nam năm 2017 ước đạt 13,8 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2016 (11,5 tỷ USD) - là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Tuy nhiên, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (NCIF) của Bộ Kế hoạch – Đầu tư lại có nhận định ngược lại cho rằng, Việt Nam đang chịu tác động rõ rệt từ chính sách chống nhập cư của Tổng thống Donald Trump và chính sách nâng lãi suất của FED tới dòng kiều hối vào trong nước, do Mỹ là nước cung cấp kiều hối lớn cho Việt Nam, với tỷ lệ lên đến 60%.
Trong báo cáo Di cư và Phát triển của World Bank vào thời điểm 10/2017 lại có nhận định rằng: dòng kiều hối về Việt Nam năm 2017 sẽ giảm 10% do tác động của chính sách lãi suất và nhập cư của Mỹ, trong khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ trong nước thấp.
Năm 2016, theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dòng kiều hối về Việt Nam đạt 9 tỷ USD, thấp hơn 3 tỷ USD so với dự kiến đầu năm 2016 của cơ quan này. Theo đó, dòng kiều hối năm 2016 đã giảm 1/3 so với năm 2015 là 13,2 tỷ USD. Sự suy giảm này là một trong những nguyên nhân dẫn tới một số lo ngại cho rằng lượng kiều hối về Việt Nam năm 2017 sẽ giảm mạnh.
Cho đến thời điểm hiện tại, NHNN vẫn chưa công bố chính thức về lượng kiều hối về Việt Nam năm 2017. Vẫn có những ý kiến trái chiều xung quanh co số dòng kiều hối về Việt Nam năm 2017. Tuy nhiên, có nhiều dự đoán lạc quan cho rằng, kiều hối về Việt Nam năm 2017 sẽ có xu hướng giữ ổn định hoặc tăng chứ không giảm.
Một trong những con số tích cực là ước tính có 5,2 tỷ USD kiều hối chuyển về TP. HCM, tăng 4,5% so với năm 2016 do NHNN chi nhành TP. HCM công bố.
TS Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: trước đây, lượng kiều hối về Việt Nam rất ít, nhưng vài năm trở lại đây thì lượng kiều hối về Việt Nam khá ổn định ở mức từ 12-14 tỷ USD.
"Con số này là rất lớn, có những năm con số kiều hối còn lớn hơn con số giải ngân đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và lớn hơn nhiều số vốn ODA", ông Thành nói.
Nhận định về tác động từ chính sách bảo hộ kinh tế của ông Trump tới lượng kiều hối chảy về Việt Nam năm 2017 và năm 2018, ông Thành nhấn mạnh: kiều hối từ Mỹ về Việt Nam rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Cùng với đó, thời kỳ ông Trump làm Tổng thống cũng rơi vào chu kỳ tích cực của nền kinh tế Mỹ. Vì thế, có những yếu tố "tiêu cực", nhưng cũng có những yếu tố tích cực ảnh hưởng tới lượng kiều hối từ Mỹ về Việt Nam.
Cụ thể, với chính sách ưu đãi về thuế của ông Trump, việc lãi suất đồng USD tăng, môi trường đầu tư kinh doanh của Mỹ hấp dẫn sẽ ảnh hưởng theo hướng "bất lợi" cho kiều hối về Việt Nam. Nhưng, cùng với đó đây là thời điểm chu kỳ tăng trưởng kinh tế tích cực nên thu nhập của đại đa số người dân sẽ cao lên, vì thế sẽ có những ảnh hưởng tích cực tới dòng kiều hối gửi về Việt Nam.
Ngoài ra, so sánh một cách tương đối thì môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam, các điều kiện đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải cách, tạo điều kiện thu hút người nước ngoài đầu tư cũng được coi là điều kiện giảm thiểu ảnh hưởng của chính sách bảo hộ do ông Trump tạo ra với kiều hối, ông Thành bổ sung.
Theo đó, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2017 và cả năm 2018 sẽ trong xu hướng tăng hoặc ổn định chứ không giảm so với 2-3 năm trở lại đây, ông Thành nhấn mạnh.
(VNF) - Chung cư cao tầng CT1 thuộc khu nhà ở xã hội Thượng Thanh sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ cho người thu nhập thấp, dự kiến mở bán trong năm 2025.