Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới: GDP có thể tăng 100% vào năm 2028

Quốc Anh - 28/09/2023 10:19 (GMT+7)

(VNF) - Không phải là những cái tên thường nghe, Guyana - một quốc gia ở Nam Mỹ, mới là đất nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Theo một phân tích, tốc độ tăng trưởng của Guyana thậm chí có thể đạt hơn 100% vào năm 2028.

VNF
Guyana là đất nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Tốc độ tăng trưởng GDP nhanh “chưa từng thấy”

Guyana, với dân số khoảng 800.000 người, ghi nhận mức tăng trưởng GDP là 62,3% vào năm 2022, mức cao nhất thế giới theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Dự báo GDP gần đây của IMF cho thấy, với đà phát triển này, Guyana có thể tăng trưởng lên đến 38% vào cuối năm nay – một tốc độ “cực kỳ nhanh”. Nền kinh tế của quốc gia này chủ yếu được thúc đẩy bởi lợi nhuận từ lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ.

IMF không phải là đơn vị duy nhất đưa ra dự báo này. Ông Andrew Trahan, người đứng đầu Bộ phận Rủi ro Quốc gia Mỹ Latinh của BMI, một đơn vị nghiên cứu của Fitch Solutions cũng có quan điểm rằng “Guyana sẽ chứng kiến ​​​​sự tăng trưởng bùng nổ trong năm nay”.

Đại diện BMI dự kiến sản lượng dầu ở Guyana sẽ tăng khoảng 390.000 thùng/ngày trong năm nay và lên hơn 1 triệu thùng/ngày vào năm 2027, ngay khi các mỏ dầu ngoài khơi của nước này, Lô Stabroek, được mở bởi tập đoàn dầu khí quốc tế ExxonMobil.

Theo thông tin được cung cấp bởi ExxonMobil, Lô Stabroek của Guyana là một hồ chứa dầu ngoài khơi rộng 6,6 triệu mẫu Anh, ước tính chứa đến 11 tỷ thùng dầu.

“Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Guyana đã, đang và sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi sự mở rộng nhanh chóng sản lượng dầu mới liên tục được phát hiện thêm trong những năm gần đây. Sản lượng dầu cao hơn sẽ thúc đẩy xuất khẩu ròng của Guyana”, ông Trahan nhận định.

Đứng trên góc nhìn cá nhân, ông Tranhan kỳ vọng GDP thực tế của Guyana sẽ tăng khoảng 115% trong 5 năm tới đây và giữ được danh hiệu nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong ít nhất 2 năm tới: “Mức độ tăng trưởng phụ thuộc phần lớn vào tốc độ của hoạt động sản xuất dầu”.

Bên cạnh việc tăng cường sản xuất dầu nhờ mỏ dầu thứ ba sắp đi vào hoạt động, tăng trưởng trong lĩnh vực phi dầu mỏ của Guyana như đầu tư vào giao thông vận tải, nhà ở và huy động vốn nhân lực cũng được chính phủ nước này quan tâm thúc đẩy.

Báo cáo của IMF chỉ ra rằng các lĩnh vực nông nghiệp, khai thác mỏ và khai thác đá của Guyana cũng đang hoạt động rất tích cực.

Xuất khẩu năng lượng mạnh mẽ tại Guyana đồng thời sẽ giúp thúc đẩy quỹ đạo tăng trưởng của đất nước, chẳng hạn như thu hút đầu tư mạnh mẽ, tạo ra cơ hội việc làm mới và tăng doanh thu của chính phủ.

“Tốc độ” có thể đi kèm “rủi ro”

Guyana đã phát triển nhanh chóng từ một trong những quốc gia nghèo nhất vùng Caribe trở thành một nền kinh tế “có tốc độ tăng trưởng vượt trội”. Quỹ đạo tăng trưởng tích cực sẽ tiếp tục, nhưng còn phụ thuộc vào giá dầu cũng như sự ổn định chính trị trong nước.

“Theo thời gian, giá dầu sẽ biến động và có thể sẽ rơi xuống mức thấp. Đó là lý do tại sao việc đa dạng hóa nền kinh tế của Guyana là cực kỳ quan trọng”, bà Valerie Marcel, cộng tác viên tại tổ chức nghiên cứu Chatham House bày tỏ Guyana cần phát triển thêm nhiều lĩnh vực khác ngoài dầu mỏ.

Bà Marcel đồng thời cảnh báo: “Giống như các quốc gia phụ thuộc vào doanh thu từ dầu mỏ khác, Guyana đang đối mặt với những rủi ro nhất định, đặc biệt là tham nhũng và căn bệnh Hà Lan". 

Căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease) là một thuật ngữ kinh tế đề cập đến những tác động tiêu cực phát sinh đột biến từ sự phát triển quá nhanh chóng của đồng tiền quốc gia. Các tác nhân chính chủ yếu là những phát hiện mới hoặc khối tài nguyên thiên nhiên khổng lồ bất ngờ được tìm ra.

Ông Trahan cũng đã nhìn nhận trước vấn đề này: “Guyana là một quốc gia có lịch sử chia rẽ sâu sắc giữa người dân Guyana gốc Ấn và người gốc Phi. Bên cạnh đó, quốc gia này còn phải đấu tranh với nạn tham nhũng và tội phạm có tổ chức. Dòng lợi nhuận từ dầu mỏ có thể làm sự chia rẽ nội bộ trở nên trầm trọng thêm”.

Theo CNBC
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

PV GAS nhận chuyến tàu LNG thứ 3 cho sản xuất điện

(VNF) - Sáng 29/4/2024, tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG từ cảng Bintulu Malaysia đã an toàn cập bến cảng PV GAS Vũng Tàu, bắt đầu chuyển giao nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất điện trong giai đoạn cao điểm vào mùa khô. Đây là chuyến tàu LNG thứ 3 được PV GAS mang về Việt Nam và là chuyến tàu thứ 2 trong năm 2024.

Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

Coteccons: Lãi quý III tăng 4,7 lần, lãi 9 tháng tăng 6,5 lần

(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) tiếp tục trình diễn vũ điệu tăng trưởng đẹp mắt với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong quý III năm tài chính 2024.

Kỳ vọng gì từ dòng kiều hối đổ vào bất động sản?

Kỳ vọng gì từ dòng kiều hối đổ vào bất động sản?

(VNF) - Với các quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới. Đặc biệt trong bối cảnh áp lực dòng tiền vẫn chưa vơi với doanh nghiệp bất động sản nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

Giá chung cư leo thang không dừng, hàng chục triệu bạn trẻ hết cơ hội mua nhà?

Giá chung cư leo thang không dừng, hàng chục triệu bạn trẻ hết cơ hội mua nhà?

(VNF) - Quyền sở hữu nhà vẫn là một mục tiêu ngày càng khó đạt được đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt trong bối cảnh chung cư “một mình một ngựa” thẳng tiến với tốc độ tăng giá đáng sợ.

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn và loạt đồng phạm

Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn và loạt đồng phạm

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Tín Trung (68 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - Resco) và 7 đồng phạm về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ukraine bên bờ vực vỡ nợ, trái chủ gợi ý dùng tài sản của Nga

Ukraine bên bờ vực vỡ nợ, trái chủ gợi ý dùng tài sản của Nga

(VNF) - Các trái chủ nước ngoài đã tạm dừng thanh toán nợ của Ukraine vào năm 2022, nhưng sự kiên nhẫn của họ được cho là đã cạn kiệt. Theo tờ Wall Street Journal, một số chủ sở hữu trái phiếu cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để trả nợ cho Ukraine.

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

Quý I, Ricons lãi 14 tỷ, quỹ tiền suy giảm, phải thu gia tăng

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons ghi nhận kết quả kinh doanh có phần kém tích cực trong quý I/2024 với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều suy giảm so với cùng kỳ năm trước.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

Hải Dương: Bất động sản Toàn Cầu bỏ 1.000 tỷ làm cụm CN 75ha

(VNF) - Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Toàn Cầu sẽ là chủ đầu tư thực hiện Cụm công nghiệp Thái Tân tại Hải Dương.

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

Bỏ độc quyền và những nỗi lo mới về vàng

(VNF) - Theo giới chuyên gia, việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng chỉ giúp hạ nhiệt giá vàng trong ngắn hạn. Trong khi đó, việc này sẽ tác động đến tỷ giá. Ngay cả việc nhập khẩu và đấu thầu tăng cung vàng cũng chỉ là tình thế và sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Thị trường cần giải pháp căn cơ không chỉ cho vàng mà cho sự ổn định chính sách tiền tệ.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.