Ngân hàng đề xuất giảm cước phí tin nhắn viễn thông

Lê Phương - 10/04/2020 18:36 (GMT+7)

Giới chuyên môn cho rằng, việc giảm phí theo đề xuất của Hiệp hội Ngân hàng sẽ là trợ lực lớn để các ngân hàng có thêm cơ sở tiếp tục miễn, giảm phí dịch vụ cho người dùng...

VNF

Doanh nghiệp viễn thông cần xem xét giảm mức giá cước tin nhắn xuống tương đương với mức giá cước tin nhắn thông thường (áp dụng cho dịch vụ nhắn tin giữa các cá nhân đơn lẻ) hoặc ít nhất giảm 50% mức giá cước tin nhắn hiện đang áp dụng với các ngân hàng. Đây là kiến nghị của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trong công văn vừa gửi lên Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây.

Theo công văn, hiện nay mức giá cước tin nhắn mà các doanh nghiệp viễn thông đang áp dụng đối với các ngân hàng cao gấp gần 3 lần so với tin nhắn thông thường (200-250 đồng/tin nhắn).

Trong khi đó, hầu hết các giao dịch ngân hàng đều sử dụng dịch vụ viễn thông với các loại tin nhắn như xác thực khách hàng (OTP), thông báo biến động số dư tài khoản khách hàng, cảnh báo giao dịch lừa đảo, gian lận, thay đổi dịch vụ, thông tin tài khoản, tin nhắn quảng cáo, chăm sóc khách hàng...

Cụ thể, MobiFone và VinaPhone đang áp dụng mức 820 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng; tương tự, Viettel là 500 đồng/tin nhắn (không phân biệt loại tin nhắn) và từ năm 2019, Viettel đã nâng mức giá cước lên 785 đồng đối với tin nhắn giao dịch tài chính.

Vietnammobile, Beeline áp dụng 280- 400 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng.

Trường hợp sử dụng đầu số thuê bao cung cấp dịch vụ tin nhắn (SMS Brandname) của đơn vị trung gian, các ngân hàng đều chịu phí SMS trực tiếp từ nhà mạng hoặc đối tác của nhà mạng, mức phí khoảng 720 đồng/tin nhắn.

Bên cạnh đó, các tin nhắn khách hàng chủ động gửi tới các đầu số cung cấp dịch vụ của các ngân hàng cũng đang phải chịu mức giá cước quá cao: đầu số 8149 là 1.500 đồng/tin nhắn, đầu số 8049 là 1.000 đồng/tin nhắn.

Theo bà Hoàng Thị Mai Thảo, Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), ngoài tin nhắn SMS, ngân hàng cũng đang có một số kênh khác để tương tác thông tin tới khách hàng với chi phí thấp như tin nhắn thông báo trên ứng dụng, tạo ứng dụng tự sinh OTP... nhưng tin nhắn SMS vẫn là phương thức thông báo an toàn, đặc biệt là tin nhắn SMS-Brandname với nhận diện riêng của ngân hàng, để tránh kẻ gian giả mạo, lừa đảo khách hàng.

“Duy trì, sử dụng tin nhắn SMS là một nhu cầu thiết yếu để đảm bảo an toàn cho khách hàng và bản thân ngân hàng. Việc các công ty viễn thông thu mức phí cao gấp nhiều lần so với mức thông dụng là chưa hợp lý”, bà Thảo nhấn mạnh.

Mặt khác, trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, thực hiện nghiêm quy định về giãn cách xã hội, các giao dịch ngân hàng điện tử và ngân hàng số ngày càng gia tăng. Với mức cước phí tin nhắn viễn thông như hiện nay, hầu hết các ngân hàng đã áp dụng miễn, giảm phí giao dịch thanh toán cho khách hàng đều phải bù lỗ khi phải chi trả chi phí dịch vụ tin nhắn viễn thông.

Theo Hiệp hội Ngân hàng, điều này tạo ra áp lực rất lớn cho các ngân hàng trong việc thực hiện chính sách giảm phí dịch vụ thanh toán và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Đảng và nhà nước.

Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc đồng hành với người dân đối phó với dịch bệnh, trong 3 tháng đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã có 2 lần liên tiếp chỉ đạo Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC), các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ thanh toán và điều chỉnh giảm giá sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng.

Thống kê cho thấy, sau 2 lần giảm phí trong năm 2020 đã có trên 63% giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng qua NAPAS được tiếp tục giảm phí trực tiếp cho khách hàng sử dụng dịch vụ với sự tham gia của gần 100% các ngân hàng, chiếm 99,7% thị phần. Nhiều loại phí đã được giảm từ 75-100% mức phí cũ. Tổng số tiền phí mà các ngân hàng giảm cho khách hàng trong cả 2 lần giảm phí khoảng 560 tỷ đồng.

Việc giảm phí đã tác động không nhỏ đến doanh thu nhưng các ngân hàng vẫn cam kết đồng hành thực hiện nhiệm vụ chính trị, trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng và người dân.

Giới chuyên môn cho rằng việc giảm phí theo đề xuất của Hiệp hội Ngân hàng sẽ là trợ lực lớn để các ngân hàng có thêm cơ sở tiếp tục miễn, giảm phí dịch vụ cho người dùng, cũng như tiết giảm chi phí để tập trung nguồn lực giúp người dân và doanh nghiệp vượt qua những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.

Theo BNEWS
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Mùa nào thức nấy: Cổ phiếu ngành nào ‘sáng cửa’ giai đoạn này?

Mùa nào thức nấy: Cổ phiếu ngành nào ‘sáng cửa’ giai đoạn này?

(VNF) - Ngay cả khi tin rằng sự phục hồi của lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết là động lực chính thúc đẩy đà tăng của TTCK ở thời điểm hiện tại, thì việc lựa chọn nhóm ngành để đầu tư cũng rất quan trọng, bởi sự phục hồi là khác nhau giữa các nhóm ngành.

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, lại vướng rào cản Hungary

EU quyết hạ bệ 'đế chế khí đốt' của Nga, lại vướng rào cản Hungary

(VNF) - Hungary lên tiếng phản đối các biện pháp “có thể có tác động tiêu cực đến thị trường khí đốt của Liên minh châu âu (EU)”, một lập trường được cho là có thể ngăn cản nỗ lực của EU nhằm siết chặt doanh thu từ khí đốt của Nga.

'Nữ hoàng' cá tra rót hơn 150 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu bất động sản

'Nữ hoàng' cá tra rót hơn 150 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu bất động sản

(VNF) - Tại báo cáo tài chính quý I, VHC ghi nhận đầu tư vào 3 cổ phiếu bất động sản là NLG, DXS và KBC, trong đó VHC đã giảm giá trị sở hữu tại 2 mã NLG và KBC so với thời điểm cuối năm.

Hàng chục tỷ cổ phiếu đổ ra thị trường: Đo sức hấp thụ và rủi ro pha loãng, giảm giá

Hàng chục tỷ cổ phiếu đổ ra thị trường: Đo sức hấp thụ và rủi ro pha loãng, giảm giá

(VNF) - Với loạt kế hoạch tăng vốn "khủng", hàng chục tỷ cổ phiếu mới được phát hành thêm sẽ đổ bộ thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2024-2025 làm dấy lên sự lo ngại về rủi ro pha loãng, giảm giá cổ phiếu cũng như khả năng hấp thụ của thị trường chứng khoán.

Phó Thủ tướng: Không giới hạn năng lượng tái tạo thay thế các nguồn năng lượng khác

Phó Thủ tướng: Không giới hạn năng lượng tái tạo thay thế các nguồn năng lượng khác

(VNF) - Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về nội dung dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).

Loạt doanh nhân ở Quảng Nam bị tạm hoãn xuất cảnh ra nước ngoài

Loạt doanh nhân ở Quảng Nam bị tạm hoãn xuất cảnh ra nước ngoài

(VNF) - Cục thuế tỉnh Quảng Nam đã có thông báo gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an về việc tạm hoãn xuất nhập cảnh đối với loạt doanh nhân.

'Gã khổng lồ' Alibaba: Doanh thu vượt trội, lợi nhuận vẫn giảm gần 90%

'Gã khổng lồ' Alibaba: Doanh thu vượt trội, lợi nhuận vẫn giảm gần 90%

(VNF) - Alibaba mới đây đã công bố doanh thu vượt trội trong quý I/2024, nhưng lợi nhuận ròng của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc lại sụt giảm.

Phát hành thêm 900 tỷ đồng, Khu đô thị mới Trung Minh tăng dư nợ trái phiếu lên 2.800 tỷ đồng

Phát hành thêm 900 tỷ đồng, Khu đô thị mới Trung Minh tăng dư nợ trái phiếu lên 2.800 tỷ đồng

(VNF) - Công ty Khu đô thị mới Trung Minh mới phát hành thành công 900 tỷ đồng trái phiếu. Được biết, tại 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của công ty này chỉ hơn 156 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả gấp 27,5 lần vốn chủ sở hữu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý thuốc lá điện tử

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý thuốc lá điện tử

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 13/5/2024 về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Quảng Ninh: Rà soát loạt dự án cây xanh theo yêu cầu của Bộ Công an

Quảng Ninh: Rà soát loạt dự án cây xanh theo yêu cầu của Bộ Công an

(VNF) - Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã yêu cầu Quảng Ninh rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh/chỉnh trang đô thị từ 2019 - 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.