'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Như VietnamFinance đã đề cập, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong 9 năm làm Thủ tướng của mình như là một "Thủ tướng kỹ trị", luôn "hết sức quan tâm đến sự ổn định của nền kinh tế, quyết định nào cũng được tính toán rất kỹ lưỡng".
Dưới đây, chúng tôi xin trích ý kiến đánh giá của nhà ngoại giao Phạm Sanh Châu về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải:
"Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là một chính khách Việt Nam thuộc thế hệ đầu tiên những nhà lãnh đạo kỹ trị của Việt Nam. Ông là một trong các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam được đào tạo bài bản nhất thời bấy giờ và rất tự tin khi tham gia các hoạt động đối ngoại.
Ông còn là một chuyên gia sâu về kinh tế, đã kinh qua nhiều cương vị khác nhau, có lý luận và kinh nghiệm thực tế của cả nền kinh tế tập trung, bao cấp và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở cả địa phương và trung ương.
Ông nhận cương vị Thủ tướng Chính phủ từ người tiền nhiệm Võ Văn Kiệt, một nhà lão thành cách mạng đồng thời là một người có tầm nhìn, bao quát, quyết đoán và dám làm của bắt đầu thời kỳ đổi mới.
Là một nhà kinh tế với kiến thức chuyên môn sâu, được sự trợ giúp của một Ban Tư vấn gồm các chuyên gia kinh tế hàng đầu và đặc biệt bắt đúng đà của thời kỳ đổi mới được hình thành từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, ông cùng tập thể các nhà lãnh đạo Việt Nam đã xây dựng một chiến lược hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam sau giai đoạn Việt Nam bình thường hoá quan hệ với các nước lớn, gia nhập Asean.
Ông đã khôn ngoan chèo lái đưa con tàu kinh tế Việt Nam vượt qua giai đoạn kinh tế sóng gió nhất của khu vực do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 tạo ra, duy trì bền vững đà tăng trưởng trung bình 7% năm của nền kinh tế Việt Nam trong suốt 9 năm ở cương vị Thủ tướng.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (áo đen, ngồi giữa) chụp hình lưu niệm cùng Việt kiều và du học sinh Việt Nam tại New Zealand năm 1999. Ông Phạm Sanh Châu đứng đầu tiên bên phải. Ảnh tư liệu
Dưới thời của ông, Việt Nam và Hoa kỳ đã hoàn tất đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại Song phương (BTA), đánh dấu bước tiến lịch sử trong quá trình bình thường hóa quan hệ hoàn toàn giữa hai nước. Cũng dưới sự lãnh đạo của ông, các bộ, ngành của Việt Nam đã hoàn tất đàm phán để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cuối năm 2006, chính thức hoá quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở phạm vi toàn cầu và tạo vị thế mới cho nền kinh tế Việt Nam phát triển trong những năm sau đó.
Là một nhà kỹ trị, ông rất tuân thủ các qui luật vận hành của nền kinh tế và nỗ lực từng bước xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đầy đủ cả về lý thuyết và trên thực tiễn của Việt Nam. Trong triết lý điều hành của ông, thận trọng và từng bước là nguyên tắc cơ bản nhất.
Ông có tư duy kinh tế nổi bật thời kỳ đầu của đổi mới trong những năm tháng làm việc ở Thành phố HCM, mảnh đất khát khao bứt mình khỏi chiếc áo bao cấp chật hẹp. Ông chịu ảnh hưởng của đội ngũ lãnh đạo năng động, dám nghĩ, dám làm của TP Hồ Chí Minh lúc đó và nhất là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ông được phân công làm Phó Thủ tướng Thường trực.
Là phiên dịch gắn bó thân thiết với ông từ khi ông là Phó Thủ tướng cho đến khi ông làm Thủ tướng, tôi có rất nhiều kỷ niệm với ông mà không thể nào quên. Kỷ niệm sâu sắc nhất là ngày 12/9/1999 khi ông dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam lên đường tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC tôi thấy ông không vui.
Tôi biết lúc đó trong lãnh đạo ta vẫn chưa thống nhất về việc ký Hiệp định BTA. Văn kiện đã đàm phán xong và chờ chỉ thị của Bộ Chính trị để ký nhân dịp hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Hoa kỳ gặp nhau lần đầu tiên trong lịch sử tại Hội nghị Các nhà Lãnh đạo các nền kinh tế APEC tại Auckland, New Zealand. Trong đoàn đi có các bạn ở Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế Bộ Ngoại giao, sẵn sàng nghiên, mực, bút ấn cho lễ ký.
Tôi hỏi ông và ông cho biết đã gặp các đồng chí chủ chốt trong Bộ Chính trị để thuyết phục và bây giờ chỉ trông cậy vào sự phù hộ của bác Hồ. "Bây giờ chỉ biết vái Bác Hồ thôi", ông nói và lần đầu tiên tôi thấy ông "tâm linh" đến vậy.
Trong suốt chuyến bay dài hơn mười mấy tiếng đó, tôi đã nghe được lời cầu nguyện thì thầm của ông. Lời cầu nguyện cho điều tốt lành nhất đối với đất nước, cho Hiệp định BTA được ký kết để hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn, cho quá trình bình thường hoá toàn diện quan hệ giữa hai nước vốn là cựu thù được hoàn tất để hai nước bước sang trang sử mới, khép lại quá khứ hướng đến tương lai.
Khi chuyên cơ đến Auckland, đoàn nhận được chỉ đạo từ nhà cần thương lượng lại một số điểm. Điều đó có nghĩa sẽ không có lễ ký Hiệp định BTA Việt Mỹ và hai nhà lãnh đạo sẽ không gặp chính thức như dự kiến. Thủ tướng Phan Văn Khải đã không hề nản lòng mà tận dụng cơ hội ngồi cạnh Tổng thống Clinton trong Dạ tiệc chiêu đãi các nhà lãnh đạo tham dự APEC 1999 để thúc đẩy quan hệ hai nước.
Sự chân thành và thân thiện của ông đã làm Tổng thống Clinton xúc động và mở lòng chia sẻ về bức thư của người bạn rất thân đã gửi cho ông hai tuần trước khi chết tại chiến trường Việt Nam vào năm 1968. Vào thời điểm đó khi mà nước Mỹ còn bị chia rẽ về cuộc chiến ở Việt Nam, khi mà Tổng thống Clinton còn bị chỉ trích về tội trốn quân dịch, chỉ có sự ấm áp của Thủ tướng Phan Văn Khải mới đủ mạnh để Tổng thống Clinton sống lại cảm xúc của 30 năm trước trong nước mắt. Và tôi thật bất ngờ vì lần đầu tiên thấy được giọt nước mắt của một vị Tổng thống Hoa kỳ.
Cũng trong cuộc tiếp xúc đó, Thủ tướng Phan Văn Khải đã mời Tổng thống Clinton sang thăm Việt Nam. Ông Clinton đã nhận lời mời và hơn một năm sau, ngày 13/11/2000 ông đã thực hiện chuyến thăm lịch sử đầu tiên của một tổng thống Hoa kỳ đến nước Việt Nam thống nhất.
10 tháng sau cuộc tiếp xúc lịch sử đó, Hiệp định Thương mại Việt Mỹ được ký kết vào ngày 14/7/2000, chính thức khép lại quá trình bình thường hoá quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ, đưa kim ngạch thương mại từ 1,2 tỷ năm 2000 lên 55 tỷ năm 2017, tăng gần 50 lần. Mãi cho đến lúc đó tôi mới thực sự hiểu thế nào là "ngoại giao công tâm" của Thủ tướng Phan Văn Khải".
* Nhà ngoại giao Phạm Sanh Châu (sinh năm 1961) hiện đang là Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO. Ông cũng từng là ứng cử viên đại diện cho Việt Nam tranh cử chức Tổng giám đốc UNESCO năm 2017.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.