Tài chính quốc tế

Venezuela bán dầu mỏ đổi lấy thức ăn

(VNF) - Venezuela đang bán dầu cho Jamaica để đổi lấy lương thực, thuốc men, vật tư nông nghiệp và xây dựng.

Venezuela bán dầu mỏ đổi lấy thức ăn

Người dân Venezuela phải xếp hàng để mua các thực phẩm thiết yếu.

Venezuela đang đối mặt với tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Tại đất nước vốn được mệnh danh "thiên đường dầu mỏ", người dân Venezuela đang sống trong cảnh thiếu thốn đủ bề, từ đồ ăn đến các mặt hàng thiết yếu như sữa, đường, thuốc men,... Nhiều siêu thị trên khắp Venezuela, ngay cả tại thủ đô Caracas, luôn trong tình trạng "cháy" hàng. Phần lớn bệnh viện công tại Venezuela đang rơi vào cảnh thiếu thuốc, điện, xà phòng, máy móc cần cho phẫu thuật và thậm chí là nước để rửa vết máu từ bàn mổ. 

Mặc dù đang trọng cạn kiệt nghiêm trọng nhưng chính phủ Venezuela lại từ chối sự giúp đỡ của các nhóm nhân đạo quốc tế như Liên hợp quốc và Tổ chức Ân xá Quốc tế.

"Đối với họ, đồng ý nhận sự hỗ trợ từ các tổ chức nhân đạo chính là việc chấp nhận sự thật rằng cuộc khủng hoảng đang được tạo ra bởi chính phủ nước này", Erika Guevara Rosas, Giám đốc quốc gia Mỹ tại Tổ chức Ân xá Quốc tế, phát biểu trên CNNMoney vào hôm thứ Hai.

Tuy nhiên, quốc gia này lại chấp nhận hàng hóa như là một hình thức thanh toán từ Jamaica, một đất nước đang phục hồi từ suy thoái kinh tế và đã nhận gói cứu trợ từ IMF vào năm 2013.

"Có lẽ họ đang vận chuyển gạo và đậu để thanh toán" cho các chuyến dầu mỏ, Russ Dallen, đối tác quản lý tại Caracas Capital, một công ty đầu tư có trụ sở tại thành phố Miami thuộc bang Florida (Mỹ) cho biết. "Jamaica có thể đã không dùng tiền để thanh toán mà sẽ trả Venezuela bằng thực phẩm".

Tiến sỹ Wesley Hughes - CEO Quỹ phát triển PetroCaribe của Jamaica cho biết Venezuela vẫn chưa tiết lộ những hàng hóa cụ thể mà họ đang trao đổi nhưng cho biết số hàng hóa này tương đương với 4 triệu USD. 

Theo CNNMoney, đây không phải là lần đầu tiên Venezuela thực hiện giao dịch thương mại mà không dùng tiền mặt. Từ năm 2007 đến nay, Trung Quốc cho Venezuela vay 65 tỷ USD, theo tổ chức Đối thoại liên Mỹ.

Một số khoản vay nợ đã được Venezuela hoàn trả cho Trung Quốc bằng dầu mỏ. Công ty dầu khí quốc gia Venezuela, PDVSA, đã chuyển trả cho Trung Quốc bình quân 579.000 thùng dầu mỗi ngày trong năm ngoái, theo báo cáo tài chính của công ty này.

Venezuela hiện là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới- có khả năng chỉ tệ hiện có của nó tại một thời điểm khi dự trữ ngoại hối của mình đang chạy rất thấp.

Năm ngoái, theo tờ Bloomberg, Trinidad & Tobago cũng từng đề nghị một thỏa thuận thương mại đổi giấy lấy dầu trong một cuộc họp báo với Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela. Nó không rõ ràng nếu thỏa thuận đó bao giờ đi qua.

Các thỏa thuận đổi dầu lấy lương thực với Jamaica cho thất tình trạng thiếu lương thực đã trở nên cực kỳ nghiêm trọng tại Venezuela.

Cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng tại đất nước Nam Mỹ Venezuela trong thời gian qua đã gây ra "nạn đói" trên toàn đất nước. Hình ảnh hàng người trực chờ tại biên giới Venezuela để sang được Colombia mua thực phẩm đã không còn hiếm gặp.

Trong tháng 7, Tổng thống Maduro tạm thời mở lại biên giới giữa Colombia và Venezuela, cho phép người dân sang kia biên giới để mua các mặt hàng cơ bản. Các quan chức Colombia ước tính rằng hơn 100.000 người Venezuela đã vượt qua biên giới sang nước này. Một số người đã khóc khi nhìn thấy các kệ hàng đầy thực phẩm tại siêu thị.

Chính phủ Venezuela cho rằng, tình cảnh người dân quốc gia này đang phải chịu đựng là hậu quả của cuộc "chiến tranh kinh tế" liên quan tới Mỹ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế học đều nhận định Venezuela đang gánh hậu quả của những năm quản lý kinh tế yếu kém, gồm cả sự phụ thuộc quá nhiều vào giá dầu. 

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng nền kinh tế của Venezuela ở trong tình trạng tồi tệ nhất trên thế giới. Theo dự báo của IMF, GDP của Venezuela suy giảm 10% trong năm nay và lạm phát có thể tăng vọt 700%. Chi tiêu chính phủ quá tay cùng với sự suy giảm của giá dầu khiến ngân sách không đủ để để nhập khẩu các mặt hàng lương thực cơ bản.

Để giải quyết tình trạng thiếu lương thực, Venezuela vừa ban hành một nghị định mới buộc nhiều công dân đi làm nông để giải quyết thực trạng thiếu lương thực trầm trọng của đất nước. Nghị định mà Venezuela đưa ra chỉ định người lao động công tác trong khu vực công và tư có thể bị buộc phải làm việc trên các nông trại ít nhất 60 ngày. Quy định này có thể được mở rộng nếu cần.

Theo CNN, Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi nghị định mới của Venezuela là "bất hợp pháp" và là động thái cưỡng bức lao động.

Tin mới lên