Công ty Trung Quốc tích cực đổ vốn ra nước ngoài, dòng tiền chảy về đâu?

Mộc An - 26/04/2024 12:48 (GMT+7)

(VNF) - Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất 8 năm khi các doanh nghiệp lớn của nước này đang tích cực xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài. Sự chuyển biến này có thể làm dịu đi những quan ngại của phương Tây về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.

Dữ liệu công bố tuần trước cho thấy các công ty Trung Quốc đã đầu tư trực tiếp 243 tỷ nhân dân tệ (33,5 tỷ USD) ra nước ngoài trong quý đầu năm nay, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức đầu tư trong quý I cao nhất kể từ năm 2016 trước khi Bắc Kinh ban hành chính sách ngăn chặn dòng vốn chảy ra nước ngoài.

Các công ty Trung Quốc đã đầu tư trực tiếp 243 tỷ nhân dân tệ (33,5 tỷ USD) ra nước ngoài trong quý đầu năm nay.

Các công ty dẫn đầu làn sóng FDI từ Trung Quốc chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực mà Trung Quốc đang chạy đua với các đối thủ quốc tế như xe điện và năng lượng mặt trời.

Những khoản đầu tư này có thể giúp Trung Quốc giảm bớt căng thẳng thương mại bằng cách tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế ở thị trường nước ngoài, thay vì tràn ngập hàng xuất khẩu "made in China" có nguy cơ khiến các nhà sản xuất địa phương phá sản.

Ông Alicia Garcia Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á Thái Bình Dương tại Natixis SA, cho biết: “Trung Quốc muốn sản xuất ở nước ngoài để giảm thặng dư thương mại và quan trọng nhất là giảm bớt tình trạng dư thừa công suất. Tôi kỳ vọng tốc độ này sẽ tiếp tục một cách mạnh mẽ".

Tuy nhiên, ông Herrero cảnh báo rằng doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ khi cạnh tranh địa chính trị, đặc biệt là với Mỹ và châu Âu, khiến các khoản đầu tư từ Trung Quốc không phải lúc nào cũng được chào đón.

Trong những năm 1980, Nhật Bản đã sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài của các nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới để xoa dịu mối quan hệ ngoại giao. Nhưng nước này không phải là đối thủ cạnh tranh chiến lược với Mỹ như Trung Quốc hiện nay.

Do đó, theo giáo sư Bert Hofman tại Đại học Quốc gia Singapore và cựu Giám đốc Quốc gia Trung Quốc của World Bank, Bắc Kinh có thể sẽ gặp khó khăn trong việc áp dụng chiến lược tương tự.

“Có sự nghi ngại rất lớn đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ và châu Âu", ông Hofman cho hay.

Dòng tiền đổ về đâu?

Hiện tại, vẫn chưa có báo cáo chính thức về việc các khoản đầu tư Trung Quốc trong năm 2023 và 2024 đã đi đến đâu. Tuy nhiên, số liệu năm 2022 cho thấy khoảng 3/4 nguồn FDI từ Trung Quốc chảy vào châu Á.

Một báo cáo riêng được công bố trong tuần này cho thấy sự gia tăng đầu tư sản xuất của Trung Quốc vào khối ASEAN gần như tăng gấp bốn lần vào năm ngoái. Với tổng vốn đầu tư 26 tỷ USD, con số này gần gấp đôi tổng mức đầu tư của các công ty Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cộng lại.

Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất 8 năm.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã đổ tiền vào chế biến các nguyên liệu quan trọng, như mỏ niken và nhà máy luyện kim ở Indonesia. Họ cũng đang thực hiện đầu tư vào hạ nguồn. Công ty ô tô Chery của Trung Quốc là nhà sản xuất ô tô mới nhất của Trung Quốc thành lập nhà máy ở Thái Lan để bắt đầu sản xuất xe điện vào năm tới.

Chery cũng vừa ký một thỏa thuận để tiếp quản một nhà máy cũ của Nissan ở Tây Ban Nha và sản xuất ô tô điện ở đó.

BYD, nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới, đã bắt đầu xây dựng một nhà máy đầu tiên bên ngoài châu Á ở Brazil vào tháng trước, đặt mục tiêu bắt đầu sản xuất vào đầu năm 2025. Công ty cũng có một dự án lớn ở Hungary, nơi đã trở thành trung tâm của Hoạt động kinh doanh của Trung Quốc ở châu Âu.

Giải quyết bài toán thuế quan

Trong ngành năng lượng mặt trời, các nhà sản xuất Trung Quốc thống trị toàn cầu đang tìm cách đầu tư nhiều hơn ở nước ngoài sau khi nhiều quốc gia cảm thấy không thoải mái khi phụ thuộc vào đối thủ địa chính trị cho các thiết bị đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Công ty Công nghệ Năng lượng Xanh Longi và Công ty Năng lượng Mặt trời Trina đã công bố kế hoạch xây dựng các nhà máy ở Mỹ, nơi chính quyền Tổng thống Joe Biden có các khoản trợ cấp hào phóng như một phần trong nỗ lực phát triển năng lượng tái tạo.

Theo ông Hofman, một số khoản đầu tư của Trung Quốc nhằm mục đích tiếp cận thị trường Mỹ mà không phải chịu thuế quan. 

Ông Hofman cho rằng “điều gì đó tương tự đang xảy ra với thị trường châu Âu”, trong bối cảnh có nhiều dự đoán rằng các công ty Trung Quốc sẽ phải bị áp nhiều mức thuế hơn trong thời gian tới.

Các công ty cũng có thể đang tính đến nhu cầu yếu ở trong nước, khi tình trạng sụt giảm nhà ở ở Trung Quốc đè nặng lên chi tiêu của người tiêu dùng.

Sự gia tăng xây dựng nhà máy đánh dấu sự chuyển hướng khỏi đầu tư cơ sở hạ tầng mà cho đến gần đây vẫn là trọng tâm trong chi tiêu của người Trung Quốc ở nước ngoài. Đó không hẳn là một sự thay đổi về mặt địa lý, bởi vì đầu tư vào các quốc gia nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh được cho là đã đạt kỷ lục vào năm ngoái.

Tuy nhiên, kể từ thời kỳ suy thoái do đại dịch, nhiều khoản vay của Trung Quốc tài trợ cho cơ sở hạ tầng đã được xếp vào diện nợ khó đòi, trong khi các quốc gia ở châu Phi và châu Á đang tìm cách tái cấu trúc và giảm nợ.

Điều này đã kích hoạt sự chuyển hướng dòng lao động Trung Quốc tham gia các dự án xây dựng đầu tư. Theo IMF, số lượng công nhân Trung Quốc ở châu Phi đã giảm gần 2/3 trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2021.

Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

(VNF) - Phố Wall đã lùi dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó đến tháng 9 và giờ đây các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu có đợt cắt giảm nào hay không.

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

(VNF) - Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn sử dụng 1,5 tỷ USD xây Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tài chính quý I/2024 của Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang cho thấy, đang có những khởi sắc khi lợi nhuận sau thuế đạt 8 tỷ đồng, trong khi đó năm 2023 lại lỗ đền 16 tỷ đồng. Đồng thời, lãi của doanh nghiệp này gần như đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024.

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

Sau 2 lần ‘vỡ mộng’, Nam Mê Kông ngày càng kém tự tin?

(VNF) - Việc không hoàn thành kế hoạch kinh doanh nghìn tỷ trong 2 năm liên tiếp dường như đã khiến Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) “chùn chân”.