Nhà phố trên 'đất vàng' Hà Nội, bỏ trống hàng loạt vì 'ế' khách thuê
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.
Dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất– Giai đoạn 1 do Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin – VNS) làm chủ đầu tư. VNS đã ký hợp đồng EPC với Tổ hợp liên danh nhà thầu gồm Công ty TNHH Xuất nhập khẩu máy Vân Nam và Tập đoàn Kỹ thuật Transtech (YMC – Transtech). Hợp đồng này được giao cho DQS thực hiện và quản lý.
Nguồn vốn vay tài trợ cho dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất – Giai đoạn 1 được VNS (nay là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy – SBIC) vay của YMC – Transtech theo hình thức tín dụng người bán và được Bộ Tài chính phát hành thư bảo lãnh ngày 8/3/2016.
Đến nay, SBIC vẫn là chủ thể của Hợp đồng EPC. Công văn số 7365/VPCP-KTTH ngày 5/9/2016 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã nêu rõ "giao SBIC thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chủ thể hợp đồng vay với YMC – Transtech và SINOSURE và phối hợp với PVN/DQS thực hiện các thủ tục theo quy định để đảm bảo việc trả nợ cho YMC – Transtech".
Tuy nhiên, theo Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tướng về việc tái cơ cấu VNS, DQS đã được bàn giao nguyên trạng về PVN. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, PVN đã hỗ trợ DQS 1.199 tỷ đồng để DQS thanh toán cho các kỳ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký giữa VNS và YMC – Transtech.
Hiện nay, PVN vẫn đang ghi nhận công nợ phải thu đối với DQS về khoản tiền này. Dù Tập đoàn đã có văn bản kiến nghị Chính phủ phương án xử lý nhưng đến nay vẫn chưa nhận được văn bản trả lời chính thức.
Đối với khoản phí bảo lãnh DQS phải trả cho khoản vay YMC – Transtech, PVN và Bộ Công Thương cũng đã nhiều lần có công văn báo cáo Bộ Tài chính, Thủ tướng xin miễn trả phí bảo lãnh và lãi phạt trả chậm để tháo gỡ khó khăn cho DQS cũng như PVN.
Bộ Công Thương gần đây nhất cũng đã có công văn số 6189/BCT-TCNL ngày 11/7/2017 trình Thủ tướng về việc xin miễn phí bảo lãnh. Thường trực Chính phủ đã nghe Bộ Công Thương báo cáo cụ thể song đến nay cũng vẫn chưa có chỉ đạo thực hiện.
Trong khi đó, ngày 26/9/2017, Bộ Tài chính tiếp tục có công văn 208/TB-QLN yêu cầu DQS trả phí bảo lãnh 3,2 triệu USD và lãi phạt trả chậm 573,4 nghìn USD.
Do không có khả năng thanh toán, DQS đã phải báo cáo Thủ tướng xem xét chấp thuận cho DQS được miễn phí bảo lãnh này.
Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 thuộc Trung tâm Điện lực Sông Hậu đặt tại ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Nhà máy có tổng công suất 1.200 MW gồm 2 tổ máy (2x600MW), diện tích xây dựng 115,2 ha do PVN làm chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1 là đại diện chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý dự án và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam làm Tổng thầu EPC.
Theo PVN, các hợp đồng vay nước ngoài cho dự án được ký vào ngày 29/9/2016 với tổng giá trị 1,2 tỷ USD. Theo đó, thời gian hoàn thành các điều kiện tiên quyết để giải ngân lần đầu là 180 ngày (tức 28/3/2017). Các điều kiện gồm: Bộ Tài chính cấp Thư bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tư pháp cấp Ý kiến pháp lý, Ngân hàng Nhà nước chấp đăng ký các khoản vay nước ngoài.
Đến nay, do chưa có được Thư bảo lãnh Chính phủ nên PVN chưa thể hoàn tất các điều kiện trên. Tập đoàn đã xin gia hạn lần thứ 3 đến 31/12/2017 nhưng hiện vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của các bên cho vay.
PVN cho biết tại Công văn số 9930/BTC-QLN ngày 27/7/2017 về việc bảo lãnh các khoản vay nước ngoài của dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Bộ Tài chính đã yêu cầu PVN nộp phí bảo lãnh cho DQS (tức phí bảo lãnh đối với khoản vay của DQS đối với YMC – Transtech).
Trong tình thế Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD) từ chối cấp bảo hiểm tín dụng cho các dự án nhiệt điện than; giá dầu suy giảm; các vấn đề liên quan đến Ocean Bank, Nhiệt điện Thái Bình II, PVC, các dự án thua lỗ… làm suy giảm nghiêm trọng uy tín của PVN trên thị trường vốn quốc tế; và việc xin gia hạn lần 3 vẫn chưa nhận được câu trả lời từ các bên cho vay trong khi thời gian đến 31/12/2017 không còn nhiều… PVN "xin phép được thực hiện hỗ trợ tạm nộp phí bảo lãnh đối với khoản vay YMC – Transtech theo yêu cầu của Bộ Tài chính".
Bên cạnh đó, PVN cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành xem xét trong thời gian sớm nhất quyết định các nội dung liên quan đến khoản vay vốn cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 (do thời gian hoàn thành các điều kiện tiên quyết để giải ngân vốn vay không còn nhiều), nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tới kết quả thu xếp vốn.
Đồng thời, có ý kiến và hướng dẫn phương án xử lý các kiến nghị của Tập đoàn đối với toàn bộ số tiền mà PVN đã hỗ trợ SBIC/DQS trả nợ vay YMC – Transtech cũng như các khoản hỗ trợ DQS khác liên quan trong quá trình nhận bàn giao theo Quyết định 926 của Thủ tướng.
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.