Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Ông Andrew Amoils, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại New World Wealth, nhận định Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của các siêu cường giàu có ở châu Á. Sự gia tăng được dự đoán trong các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế gồm dịch vụ tài chính, chế tạo và dịch vụ y tế.
Các nhà phân tích cũng nhận định rằng chính chi phí lao động thấp và lực lượng lao động có tay nghề cao là chìa khóa thúc đẩy Việt Nam trở thành "công xưởng mới của thế giới", dẫn đến sự gia tăng đáng kể đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ngân hàng Thế giới mô tả sự chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam là "đáng chú ý". Chính sự cải cách kinh tế và chính trị mạnh mẽ dẫn đến thu nhập bình quân đầu người cao hơn. Các chuyên gia nhận định triển vọng cho nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng.
Trong 10 năm trở lại đây, mức nghèo đói của Việt Nam đã giảm từ gần 60% vào đầu những năm 90 xuống còn 9,2% vào năm 2017. Các lĩnh vực như sản xuất và dịch vụ tài chính đã giúp cho nhiều người trở nên vô cùng giàu có. Các thương hiệu cap cấp hàng đầu thế giới cũng dành sự chú ý đặc biệt tới thị trường Việt Nam.
Trong giai đoạn này, Việt Nam cũng chứng kiến sự gia tăng số lượng các cá nhân siêu giàu, đây là những người sở hữu giá trị tài sản ròng hơn 30 triệu USD, không kể bất động sản dùng làm nơi cư trú.
Báo cáo thịnh vượng Wealth Report của công ty tư vấn bất động sản Knight Frank cũng cho thấy Việt Nam có 200 cá nhân thuộc thành phần siêu giàu. Nhóm này tăng gấp 3 lần trong thời gian từ 2000 đến 2016, vượt Ấn Độ với mức 290% ở vị trí thứ 2 và Trung Quốc với 281% ở vị trí thứ 3.
Knight Frank nhận định số người siêu giàu ở Việt Nam đã tăng 320% từ năm 2006 đến năm 2016 và được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ kỷ lục 170% lên tổng số 540 cho đến năm 2026. Trong khi số lượng triệu phú Việt Nam dự đoán sẽ tăng từ 14.300 lên 38.600 trong cùng thời kỳ.
Con số các tỷ phú USD của Việt Nam cũng tăng gấp đôi trong năm qua. Tạp chí Forbes (Mỹ) vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2018, theo đó Việt Nam năm nay có 4 đại diện sở hữu tài sản tỷ USD.
Ngoài hai "người cũ" là Chủ tịch Vingroup - Phạm Nhật Vượng và CEO VietJet Air - Nguyễn Thị Phương Thảo, hai "người mới" là Chủ tịch Hòa Phát - Trần Đình Long và Chủ tịch Thaco - Trần Bá Dương.
Đây là năm thứ 6 liên tiếp tỷ phú Phạm Nhật Vượng có tên trong danh sách này với tài sản 4,3 tỷ USD, đứng thứ 499 thế giới, tăng 1,9 tỷ USD so với năm ngoái. Khi được Forbes vinh danh vào năm 2013, ông Phạm Nhật Vượng có 1,5 tỷ USD, đứng thứ 974.
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lần thứ 2 góp mặt trong danh sách tỷ phú thế giới với tài sản 3,1 tỷ USD, đứng thứ 766.
Trong khi đó, ông Trần Bá Dương và ông Trần Đình Long là hai tỷ phú mới của Việt Nam năm nay với tài sản lần lượt là 1,8 tỷ USD và 1,3 tỷ USD, xếp thứ 1.339 và 1.756 thế giới. Cũng theo Wealth Report, số lượng triệu phú USD ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng từ 14.300 hiện nay lên 38.600 trong 10 năm tới.
Về phía ngược lại, không phải nước nào cũng tăng trưởng tài sản trong giai đoạn này. Venezuela là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tổng tài sản của nước này giảm 48% trong thập kỷ vừa qua. Nhiều nước châu Âu, bao gồm Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha cũng bị ảnh hưởng nặng nề do khủng hoảng tài chính năm 2008 và khủng hoảng nợ công trong khu vực.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.