Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thị trường chứng khoán Việt Nam khởi đầu năm 2022 trong sự hân hoan của đông đảo nhà đầu tư. Chỉ số VN-Index tăng mạnh ngay trong phiên giao dịch đầu năm, từ mức 1.498,28 điểm lên 1.525,58 điểm, tương đương tăng 27,3 điểm. Dòng tiền cuồn cuộn chảy vào thị trường, các phiên giao dịch tỷ USD đã trở nên quá quen thuộc.
Thời điểm đó, có lẽ không mấy ai ngờ được thị trường chứng khoán lao dốc mạnh như vậy trước những biến động khó lường từ cả trong và ngoài nước. Kết năm 2022, VN-Index đứng tại mức 1.007,09 điểm, giảm 32,8% so với đầu năm.
Dẫu vậy, trên thị trường vẫn có những cổ phiếu vốn hóa hàng nghìn, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng mà nhà đầu tư nếu đặt niềm tin vào thì vẫn lãi đậm.
Việc cổ phiếu FIR của Công ty Cổ phần Địa ốc First Real trở thành một trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường gây bất ngờ với nhiều nhà đầu tư, trong bối cảnh đa phần cổ phiếu bất động sản giảm giá rất sâu trong năm 2022, mất 50-90% giá trị.
Lực đẩy cho giá cổ phiếu FIR tăng cao đến từ kết quả kinh doanh khả quan khi trong năm tài chính vừa qua (1/10/2021 - 30/9/2022), doanh thu thuần của FIR đạt 384 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm tài chính trước đó. Lợi nhuận sau thuế đạt 119 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần.
Trong năm qua, cổ phiếu FIR từng bị vào diện cảnh báo. Cụ thể, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) quyết định đưa cổ phiếu FIR vào diện cảnh báo kể từ ngày 16/6/2022. HoSE cho biết nguyên nhân là Công ty chưa họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, thuộc trường hợp bị cảnh báo theo quy định.
Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 1 tháng sau, HoSE đưa cổ phiếu FIR ra khỏi diện chứng khoán bị cảnh báo kể từ ngày 5/7. Lý do là Công ty đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 vào ngày 30/6/2022, khắc phục được nguyên nhân đưa chứng khoán vào diện cảnh báo.
Bên cạnh đó, ở FIR cũng xuất hiện "game" tăng vốn trong năm 2022. Theo đó, vào tháng 5/2022, FIR huy động được 202,8 tỷ đồng, sử dụng vào mục đích thanh toán tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các lô dự án Khu dân cư An Phú (phường An Phú, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam), do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Quảng Nam làm chủ đầu tư.
Ngoài ra, người nội bộ của FIR cũng liên tục mua vào cổ phiếu từ đầu năm đến nay.
Công ty Cổ phần City Auto (CTF) có tiền thân là Công ty Cổ phần Tân Thành Đô City Ford, được thành lập vào năm 2009. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh phân phối xe ô tô. CTF trở thành công ty đại chúng từ năm 2016. CTF là đại lý ủy quyền chính thức của Công ty TNHH Ford Việt Nam. CTF được niêm yết vào giao dịch trên HoSE từ tháng 5/2017.
Việc cổ phiếu CTF tăng mạnh cũng có lực đẩy từ kết quả kinh doanh tích cực. Lũy kế 9 tháng năm 2022, doanh thu thuần của CTF đạt 4.050 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 338 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ mức 6,6% lên 8,34%. Lãi ròng 74 tỷ đồng, tăng 797% so với 9 tháng năm 2021.
Năm 2022, doanh thu mục tiêu của CTF là 7.884 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 104 tỷ đồng. Với kết quả trên, CTF đã hoàn thành 52% kế hoạch doanh thu và 75% kế hoạch lợi nhuận.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Minh Tiến, Tổng giám đốc City Auto, trước bối cảnh thị trường đang thiếu hụt nguồn cung trong khi lượng khách chờ mua xe rất lớn, City Auto kỳ vọng sẽ đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm và tăng trưởng tích cực trong các năm tiếp theo.
"Mục tiêu 5 năm, chúng tôi sẽ đưa City Auto phát triển cùng với xu thế tăng trưởng của thị trường. Thị trường ô tô Việt Nam đang phát triển mạnh dựa trên các yếu tố nền với tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển, hành vi mua sắm khách hàng mua ô tô đi thay xe máy. Dự báo tăng trưởng của ngành ô tô mỗi năm tăng 15-20%. City Auto cũng trong xu thế tăng trưởng đó", ông Tiến cho biết.
Một cổ phiếu có vốn hóa hàng chục nghìn tỷ đồng cũng đi ngược dòng thị trường trong năm qua là PNJ của Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận.
Nhìn chung, lực đẩy cho giá cổ phiếu PNJ đi lên vẫn là kết quả kinh doanh khả quan, nhất là trong bối cảnh sức mua chung của ngành bán lẻ có dấu hiệu chậm lại.
Theo đó, lũy kế 11 tháng năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PNJ lần lượt đạt 31.063 tỷ đồng, tăng 85,4% và 1.639 tỷ đồng, tăng 96,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Biên lợi nhuận gộp trung bình lũy kế 11 tháng đạt 17,4% so với mức 18,4% cùng kỳ do sự thay đổi cơ cấu hàng bán và sự ảnh hưởng của lạm phát.
Như vậy, kết thúc 11 tháng, công ty đã hoàn thành 120% kế hoạch doanh thu và 124% kế hoạch lợi nhuận năm 2022.
Lũy kế 11 tháng đầu năm 2022, PNJ mở mới 28 cửa hàng vàng, nâng cấp 30 cửa hàng vàng, mở mới 3 cửa hàng Style by PNJ, mở mới 2 cửa hàng PNJ Watch, đóng cửa 6 cửa hàng vàng và 7 cửa hàng bạc.
Kết quả, tính đến cuối tháng 11/2022, PNJ có 362 cửa hàng độc lập bao gồm: 341 cửa hàng vàng, 7 cửa hàng bạc, 3 cửa hàng CAO Fine (thương hiệu trang sức cao cấp của PNJ), 5 cửa hàng Style by PNJ, 3 cửa hàng PNJ Watch và 3 cửa hàng PNJ Art.
Một "ông lớn" khác cũng ghi nhận giá cổ phiếu tăng mạnh bất chấp thị trường chung lao dốc là BCM của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC).
9 tháng, Becamex IDC ghi nhận doanh thu 5.681 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,5% cùng kỳ và gần cán đích năm (5.739 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.748 tỷ đồng, tăng 24,32% so với cùng kỳ và vượt 2,7% kế hoạch cả năm (1.702 tỷ đồng).
"Ông lớn" bất động sản này đã nhận 590 tỷ đồng từ lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết, góp 31% vào lợi nhuận trước thuế cùng kỳ.
Trong các công ty liên doanh, VSIP là liên doanh mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Becamex IDC. Được biết, VSIP là liên doanh lớn nhất của Becamex IDC hợp tác cùng Tập đoàn Sembcorp của Singapore. Becamex IDC đầu tư vào liên doanh này theo giá gốc 461 tỷ đồng, tương đương 49% vốn. Khoản đầu tư này đã được đánh giá lại theo quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa tổng công ty là 1.295 tỷ đồng.
Theo chia sẻ của lãnh đạo Becamex IDC tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, trong tương lai, Liên doanh VSIP sẽ được IPO để nâng tầm phát triển.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán VNDirect, các nhà phát triển khu công nghiệp (KCN) sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong 2 năm tới do quy trình phê duyệt dự án chậm và nguồn vốn hạn chế. Tuy nhiên, đây có thể là cơ hội cho những doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng cho thuê như Becamex IDC.
Lợi nhuận ròng của công ty cũng được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2022 - 2023, đạt mức tăng lần lượt 58,2% và 84,7% so với cùng kỳ.
VNDirect kỳ vọng doanh thu từ mảng bất động sản nhà ở sẽ tăng vọt trong năm 2023 nhờ ghi nhận lợi nhuận một lần khoảng 5.000 tỷ đồng từ chuyển nhượng đất của dự án Thành phố mới Bình Dương từ CapitaLand. Trong khi đó, doanh thu từ mảng KCN sẽ tăng trưởng ổn định 17% và 44% trong giai đoạn 2022 - 2023 nhờ sự đóng góp của KCN Cây Trường và KCN Bàu Bàng mở rộng.
Góp mặt trong danh sách những cổ phiếu tăng ấn tượng trong năm 2022 còn có một đại diện của nhóm doanh nghiệp đa ngành (holding company), đó là KDC của Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO.
Báo cáo của KIDO cho thấy, 9 tháng năm 2022, doanh thu thuần đạt 9.569 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 485 tỷ đồng, lần lượt tăng 29% và 1% so với cùng kỳ năm ngoái. So với kế hoạch đề ra, KIDO đã thực hiện 54% mục tiêu lợi nhuận năm sau 9 tháng.
Giải trình với cổ đông về kết quả kinh doanh trên, ban lãnh đạo công ty cho rằng đây là sự nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp trước bối cảnh giá nguyên liệu diễn biến bất thường.
Trong năm 2023, ban lãnh đạo KIDO cho biết sẽ tách hoạt động kinh doanh làm 4 mảng gồm: dầu ăn, kem, bánh kẹo, gia vị (nước mắm, nước chấm). Mục tiêu giúp công ty liên doanh liên kết với các tập đoàn đa quốc gia theo từng mảng để đưa sản phẩm của KIDO bành trướng ở thị trường nội địa và quốc tế.
Trong một diễn biến mới đây, lãnh đạo KIDO cho biết sẽ bán hơn 22 triệu cổ phiếu quỹ cho một công ty nước ngoài chuyên hàng tiêu dùng nhằm giúp doanh nghiệp đưa hàng ra thị trường quốc tế.
Ở chiều ngược lại, sau khi hoàn tất bán hết lượng cổ phiếu quỹ trên, KIDO sẽ mua 10 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ. Phương án này đã được đại hội đồng cổ đông thông qua.
Kết quả kinh doanh khả quan được cho là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ giá cổ phiếu TLG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long.
Theo chia sẻ từ phía doanh nghiệp, doanh thu và lợi nhuận 11 tháng năm 2022 ghi nhận kết quả cao nhất trong lịch sử, mặc dù xu hướng tăng trưởng có chậm lại vào những tháng cuối năm do đặc tính mùa vụ kinh doanh của ngành.
"Dựa trên kết quả kinh doanh 11 tháng năm 2022, TLG tự tin có thể đạt được những cột mốc tăng trưởng vượt kế hoạch đã đặt ra và phê duyệt bởi đại hội đồng cổ đông vừa qua, trong đó vượt kế hoạch doanh thu gần 10% và lợi nhuận hơn 50%", phía Thiên Long tiết lộ.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022, TLG ghi nhận gần 2.800 tỷ đồng doanh thu sau 9 tháng, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước đó. Cùng với đó là 404 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 125% so với cùng kỳ năm 2021.
Tương tự như KDC, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (HoSE: REE) cũng là một doanh nghiệp đa ngành ghi nhận mức tăng ấn tượng về giá cổ phiếu trong năm 2022.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán VNDirect, REE là một trong số những tập đoàn đa ngành hàng đầu, tập trung đầu tư vào những ngành nghề tiện ích, có tính ổn định cao và dòng tiền đều đặn bao gồm ngành điện, nước, và cho thuê văn phòng. REE đang sở hữu một danh mục đầu tư đa dạng từ công ty con đến công ty liên doanh liên kết, hàng năm ghi nhận một tỷ lệ dòng tiền/doanh thu tốt và chính sách cổ tức ổn định (tỷ suất cổ tức trung bình 5%).
"Chúng tôi nhận thấy REE là một trong số ít các doanh nghiệp duy trì được kết quả tài chính tăng trưởng và lành mạnh trong bối cảnh thị trường đầy khó khăn như năm 2022 nhờ những mảng kinh doanh có tính bền vững và phòng thủ cao. Chúng tôi kỳ vọng REE có thể duy trì mức ROE ổn định trên 15% trong giai đoạn 2023-2025. Doanh nghiệp cũng đang tiếp tục đầu tư thêm các thương vụ thủy điện nhỏ, cũng như các dự án điện mặt trời mái nhà dự kiến là động lực tăng trưởng chính của mảng điện trong các năm tới", phía VNDirect cho hay.
Luỹ kế 9 tháng năm 2022, doanh thu thuần của REE tăng 61% lên hơn 6.300 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.545 tỷ đồng, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm trước.
Như vậy, so với kế hoạch đặt ra năm 2022 là doanh thu hợp nhất 9.247 tỷ đồng và lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ 2.061 tỷ đồng (lần lượt tăng 60% và 10% so với thực hiện năm ngoái), kết thúc quý III, REE đã hoàn thành 68% kế hoạch doanh thu và gần về đích với kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Ngoài FIR thì cổ phiếu KOS của Công ty Cổ phần Kosy cũng là cổ phiếu bất động sản hiếm hoi tăng đáng kể trong năm đầy sóng gió của ngành bất động sản.
Về tình hình kinh doanh, doanh thu 9 tháng năm 2022 của Kosy đạt 1.016 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 20 tỷ đồng, tăng 30%. Đây được cho là một trong những nền tảng giúp cổ phiếu KOS vững vàng trong năm 2022.
Mới đây, Chủ tịch Kosy là ông Nguyễn Việt Cường thông báo đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu trong tổng số cổ phiếu nắm giữ gần 102 triệu đơn vị (tỷ lệ 46,95%). Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thoả thuận và/hoặc khớp lệnh từ 29/12/2022 đến 27/1/2023 với mục đích giảm tỷ lệ sở hữu.
Theo thông tin từ phía Kosy, Tập đoàn Kosy có hơn 20 đơn vị thành viên trực thuộc, trong đó, Công ty Cổ phần Kosy là một thành viên quan trọng của Tập đoàn, chuyên về lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra, các đơn vị thành viên của Tập đoàn Kosy cũng đang là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản, thủy điện, điện gió, điện mặt trời… với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Mục tiêu doanh thu tới năm 2023 mà Tập đoàn Kosy đặt ra là đạt 12.000 tỷ đồng, năm 2025 đạt 20.000 tỷ đồng.
Thường xuyên góp mặt trong nhóm các cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao trong nhiều năm qua, nhà đầu tư đã đặt niềm tin vào NT2 của Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 trong một năm đầy sóng gió như 2022.
Luỹ kế 9 tháng năm 2022, doanh thu của NT2 đạt 6.863 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 724 tỷ đồng, tăng 75%.
Năm 2022, NT2 đặt mục tiêu tổng doanh thu gần 8.129 tỷ đồng, tăng 32% so với thực hiện năm 2021; lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm 12,2% xuống còn 468 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau 6 tháng đầu năm, công ty đã vượt kế hoạch lợi nhuận và sau 9 tháng đã vượt 55%.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán SSI, xu hướng giảm giá khí có thể hỗ trợ cho các nhà máy điện khí như NT2.
"Ở mức giá thị trường hiện tại, tỷ suất cổ tức năm 2022 của NT2 là 9,6%. Sẽ là tốt hơn nếu NT2 giao dịch ở mức tỷ suất cổ tức hấp dẫn hơn khoảng 13%-15%, cao hơn lãi suất tiền gửi 12 tháng hiện trong khoảng 8-10%. Việc NT2 không có các khoản nợ vay là điểm tích cực giúp tránh các rủi ro khi lãi suất cho vay tăng lên và biến động tỷ giá. Đối với ngành điện, cũng như NT2, chúng tôi kỳ vọng nhiều hơn về tỷ suất cổ tức hơn là mức độ tăng trưởng", SSI cho biết trong một báo cáo công bố đầu tháng 12/2022.
Từng giao dịch khá lu mờ kể từ sau khi về tay người Thái nhưng năm 2022 có thể coi là năm thành công với cổ phiếu SAB của Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Sabeco có tiền thân là một xưởng bia nhỏ do người Pháp thành lập vào năm 1875. Sabeco hoạt động chính trong ngành sản xuất bia và các loại nước giải khát. Doanh nghiệp này hiện có 26 nhà máy với tổng công suất sản xuất đạt trên 2,2 tỷ lít bia/năm.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) kỳ vọng doanh thu của công ty trong năm 2022 sẽ đạt 33.400 tỷ đồng (tăng 32,3%) bởi sự hồi phục trong tiêu thụ rượu bia sau thời gian giãn cách xã hội cùng với sự kiện World Cup sắp diễn ra trong năm. Lợi nhuận sau thuế có thể đạt 5.424 tỷ đồng (tăng 1,3%).
PHS cũng nêu 3 điểm nhấn đầu tư đối với Sabeco.
Thứ nhất, Sabeco hưởng lợi nhờ đặc điểm dân số và thói quen tiêu thụ rượu bia của người Việt Nam. Việt Nam hiện tại đang sở hữu cơ cấu dân số vàng với nhóm từ 14-60 tuổi chiếm xấp xỉ 70% vào năm 2019. Tiêu thụ rượu bia cũng tăng bất chấp thời kỳ dịch bệnh khi lượng tiêu thụ tăng từ 0,9 lít/người/tháng năm 2018 lên 1,3 lít/người/tháng năm 2020, theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê.
Thứ hai, Sabeco đang tích cực thay đổi chiến lược marketing và quảng bá thương hiệu nhắm hướng về giới trẻ và phân khúc cận cao cấp (phân khúc được dự báo sẽ tăng trưởng trong thời gian sắp tới) và bảo vệ thị phần phổ thông trước Heineken.
Thứ ba, Sabeco đang trải qua quá trình tối ưu hóa chi phí và tái cơ cấu sau khi được mua lại bởi Thaibev, đã được nhiều kết quả khả quan về lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế, đồng thời vẫn còn những dư địa để có thể tiết giảm chi phí, tuy không nhiều.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.