Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Báo cáo an ninh website là báo cáo thống kê và phân tích tình hình tấn công website trên toàn thế giới, được thực hiện định kỳ hàng quý bởi CyStack. Dữ liệu trong báo cáo này được trích xuất từ hệ thống CyStack Attack Map (attacks.cystack.net) do CyStack nghiên cứu và phát triển.
Trong quý III/2018, hệ thống CyStack Attack Map đã ghi nhận 129.722 website trên toàn cầu bị tin tặc tấn công. Như vậy, trung bình cứ mỗi phút trôi qua lại có 01 website bị tin tặc kiểm soát.
Bằng việc chiếm quyền điều khiển, website tin tặc có thể gây ra rất nhiều vấn đề rắc rối cho các chủ website: đánh cắp dữ liệu, cài đặt mã độc, phá hoại website, tạo trang lừa đảo (phishing), tống tiền…
Theo báo cáo này thì đến nay vẫn còn rất nhiều website chưa được khôi phục và loại bỏ các dấu hiệu tấn công do hacker để lại. Cụ thể là 21,48% website bị tấn công ở tháng 7 vẫn chưa được khắc phục; số liệu ở tháng 8 và tháng 9 lần lượt là 33,87% và 44,08%.
Trong tổng số các website bị tấn công thì có hơn 60.000 website có tên miền .com. Đây cũng là loại tên miền được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Ngoài ra, một số tên miền quốc gia cũng là mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc như: .in (Ấn Độ), .ru (Nga), .hk (Hồng Kông), .id (Indonesia), …
Theo xếp hạng Top 10 quốc gia bị tấn công website nhiều nhất thì các website có máy chủ đặt tại Mỹ bị tấn công nhiều nhất với 56.335 website, sau đó là Đức và Indonesia.
Cũng theo báo cáo này, đã có 1.183 website có máy chủ đặt tại Việt Nam bị các tin tặc tấn công. Trong đó, các website giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp là đối tượng bị tin tặc tấn công nhiều nhất, chiếm tới 71,51%. Vị trí thứ hai là các website thương mại điện tử chiếm 13,86%. Các website có tên miền .gov.vn của chính phủ chỉ chiếm 1,9% trong danh sách này với tổng số 23 website bị tấn công.
CyStack Attack Map là hệ thống tự động phân tích, thống kê và cảnh báo tấn công trên không gian mạng nhắm vào các website và máy chủ trên toàn thế giới. Hệ thống này hoạt động bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn: dữ liệu từ các máy tìm kiếm, phân tích dấu vết tấn công mà tin tặc để lại trên các website, các cơ sở dữ liệu mở về tấn công website, dữ liệu chia sẻ trên mạng xã hội, diễn đàn…
CyStack Attack Map đã được nghiên cứu và phát triển từ tháng 6/2018 với mong muốn cung cấp các dữ liệu chính xác nhất và liên tục cho những người quan tâm đến an ninh mạng trên toàn thế giới.
Đây là công ty công nghệ hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng, được sáng lập năm 2017 bởi các kỹ sư an ninh mạng có nhiều năm kinh nghiệm tại Việt Nam. Trước đó, CyStack cũng đã nghiên cứu và phát triển CyStack Platform. Đây là một nền tảng an ninh mạng gồm nhiều ứng dụng được cung cấp theo hướng dịch vụ trên mô hình điện toán đám mây.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.