Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tuần qua, thị trường chứng khoán chao đảo, chỉ số VN-Index biến động như tàu lượn. Cụ thể, sau khi tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, VN-Index giảm trên 37 điểm vào thứ Ba, tăng gần 11 điểm vào thứ Tư rồi lại giảm gần 15 điểm vào thứ Năm và lại tăng gần 15 điểm trong phiên cuối tuần. Tính chung cả tuần, VN-Index giảm hơn 25 điểm, tương đương 2,2%, xuống 1.128,54 điểm.
Bất động sản - xây dựng là nhóm ngành diễn biến bi đát nhất trong tuần qua khi hầu hết cổ phiếu giảm trên 10% là thuộc nhóm này.
Cụ thể, trên sàn HoSE có 12 mã giảm trên 10% thì một nửa trong số đó là cổ phiếu bất động sản, trong đó có không ít mã vốn hóa lớn. Đầu tiên phải kể đến NVL của Tập đoàn Địa ốc No Va (Novaland). Cổ phiếu của doanh nghiệp tỷ USD này đã giảm 10,9% trong tuần qua. Bên cạnh đó, DIG của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) cũng giảm 11,2%. Cùng với đó, DXG của Tập đoàn Đất Xanh giảm 11,6%.
Các mã vốn hóa nhỏ hơn có QCG của Công ty Quốc Cường Gia Lai giảm tới 14%, PTL của Công ty Victory Capital giảm 13,7%, DC4 của Công ty Xây dựng DIC Holdings giảm 11,8%.
Trong các mã giảm trên 10%, có 2 cái tên thuộc ngành thép, đó là TLH của Tập đoàn Thép Tiến Lên và DTL của Công ty Đại Thiên Lộc, giảm lần lượt 10,8% và 10%.
Ngoài ra, còn có 2 cái tên thuộc nhóm ngành xuất nhập khẩu. Cụ thể, PIT của Công ty Xuất nhập khẩu Petrolimex và Công ty Xuất nhập khẩu Quảng Bình giảm lần lượt 12,5% và 10,5%.
Cổ phiếu giảm mạnh nhất thuộc về ngành cao su, đó là TNC của Công ty Cao su Thống Nhất khi ghi nhận mức giảm tới 19,3%.
Ở chiều ngược lại, sàn HoSE có 5 cổ phiếu tăng trưởng hai chữ số. Gây ấn tượng nhất là YEG của Tập đoàn Yeah1 khi ghi nhận mức tăng tới 28% với 4 phiên tăng kịch trần trong tuần.
Yeah1 từng được kỳ vọng sẽ trở thành "kỳ lân công nghệ", thời kỳ đỉnh cao có vốn hóa trên 8.000 tỷ đồng nhưng sau đó lao dốc, giảm hơn 90% từ đỉnh. Gần đây, Yeah1 đang lên kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng vốn.
Trước đó trong tháng 9, công ty đã chào bán 45 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 15 nhà đầu tư, tăng vốn điều lệ lên mức 763 tỷ đồng. Các cá nhân mua gồm: Bà Lê Phương Thảo - Chủ tịch HĐQT mua 4,2 triệu cổ phiếu; ông Đào Phúc Trí - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc mua 3,5 triệu cổ phiếu, Phó Tổng Giám đốc Chế Đoàn Viên mua 3,7 triệu cổ phiếu,...
Với số tiền 450 tỷ đồng huy động được, công ty dự kiến dùng 137 tỷ đồng thanh toán tiền góp vốn và/hoặc thanh toán nợ vay đối với Công ty TNHH 1Production; 23 tỷ đồng thanh toán tiền góp vốn và/hoặc thanh toán nợ vay Công ty TNHH Yeah1 Up; 290 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động.
Một trường hợp khác liên quan đến "game tăng vốn" là RDP của Công ty Rạng Đông Holding. Thị giá RDP đã tăng tới 22% trong tuần qua giữa bối cảnh công ty tiến hành chào bán cổ phiếu cho cổ đông chiến lược. Số tiền 300 tỷ đồng dự kiến thu được sẽ được dùng để trả nợ ngân hàng.
Trái ngược với TNC, một cổ phiếu cao su là SRC của Công ty Cao su Sao Vàng lại tăng mạnh 18,7%. Bên cạnh đó, VMD của Công ty Y dược Vimedimex tăng 13,2% và HDB của Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế tăng 10,3%.
Mặc dù không tăng trưởng hai chữ số nhưng FRT của Công ty Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) cũng gây chú ý đặc biệt trong tuần qua. Cổ phiếu này đã tăng 9,6% trong tuần, chính thức vượt đỉnh lịch sử. Trước đó, FRT từng tạo đỉnh ở mức giá (sau điều chỉnh) là 97.320 đồng/cổ phiếu vào ngày 19/4/2022 và chốt phiên gần nhất đã lên mức 97.500 đồng/cổ phiếu.
Trên thực tế, trong suốt vài tháng gần đây, FRT tỏ ra là một cổ phiếu thuộc nhóm "khỏe" nhất thị trường khi nhanh chóng hồi phục sau các phiên điều chỉnh và thường xuyên ghi nhận các phiên tăng đột biến.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.