45 giờ hỗn loạn tại Nhà Trắng vì một bản ghi nhớ đóng băng nghìn tỷ USD
(VNF) - Một lệnh đóng băng toàn diện đối với hàng nghìn tỷ USD chi tiêu liên bang - động thái lớn nhất kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức, đã gây ra hỗn loạn trong gần 2 ngày trước khi bị huỷ bỏ.
Lệnh đóng băng bất ngờ
Ngày 27/1, một lệnh đóng băng toàn diện đối với hàng nghìn tỷ USD chi tiêu liên bang cho các khoản trợ cấp và cho, vay được ban hành bởi Văn phòng Quản lý & Ngân sách Nhà Trắng (OMB) cho các cơ quan liên bang.
Theo đó, Nhà Trắng đã gây chấn động khi yêu cầu các cơ quan tạm thời dừng "trong phạm vi được pháp luật cho phép" các chương trình tài trợ, cho vay hoặc hỗ trợ tài chính liên bang bị liên lụy bởi các sắc lệnh hành pháp của ông Trump.

Các sắc lệnh hành pháp được liệt kê bao gồm các sắc lệnh liên quan đến nhập cư, năng lượng, đa dạng, công bằng và hòa nhập, hay DEI (chương trình về thúc đẩy sự tham gia của các nhóm yếu thế như phụ nữ, người da màu hay người khuyết tật), các chương trình và ý thức hệ giới.
Quyền Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách Matthew Vaeth lưu ý rằng 3.000 tỷ USD đã được chi cho các chương trình hỗ trợ liên bang vào năm 2024.
Bản ghi nhớ chỉ đạo các cơ quan nộp cho văn phòng ngân sách Nhà Trắng trước ngày 10/2 thông tin chi tiết về các chương trình, dự án hoặc hoạt động chịu lệnh đóng băng tài trợ. Việc tạm dừng này có hiệu lực vào lúc 5 giờ chiều ngày 28/1.
Bất ngờ và gây tranh cãi
Dù Tổng thống Trump đã ký rất nhiều sắc lệnh trong những ngày đầu nhậm chức, nhưng bản ghi nhớ của OMB ngày 27/1 lại hoàn toàn khác biệt – vì những hàm ý sâu rộng của nó vẫn là một bí ẩn đối với cả những người đồng minh và những người chỉ trích ông Trump.
Các luật sư và nhà quản lý chương trình liên bang đã tranh luận về ý nghĩa của các đoạn văn, câu và thậm chí cả các từ trong bản ghi nhớ dài hai trang của OMB.
Một câu trích dẫn các chương trình hỗ trợ tài chính liên bang chiếm 30% chi tiêu của chính phủ liên bang trong năm tài chính 2024. Một phần khác của bản ghi nhớ chỉ đạo các cơ quan liên bang “xác định và xem xét tất cả các chương trình hỗ trợ tài chính liên bang và các hoạt động hỗ trợ phù hợp với các chính sách và yêu cầu của Tổng thống”.
Nhiều viên chức coi đó là tuyên bố rõ ràng rằng bản ghi nhớ được áp dụng cho mọi chương trình hỗ trợ liên bang, với hai ngoại lệ được nêu trong hai chú thích: hỗ trợ "được cung cấp trực tiếp cho cá nhân" và các quyền lợi cho Medicare và An sinh xã hội.
Bản ghi nhớ chỉ đạo "mỗi cơ quan" tiến hành "phân tích đầy đủ và toàn diện tất cả các chương trình hỗ trợ tài chính liên bang của họ để xác định các chương trình, dự án và hoạt động có thể bị liên quan bởi bất kỳ lệnh hành pháp nào của Tổng thống".
Khi quá trình xem xét diễn ra, bản ghi nhớ nêu rõ, các cơ quan liên bang “phải tạm dừng mọi hoạt động” liên quan đến việc triển khai “mọi hỗ trợ tài chính liên bang” và các hoạt động của cơ quan có thể xung đột với các sắc lệnh hành pháp của Trump. Trong đó, 3 từ “phải tạm dừng” được in đậm.
Gây hỗn loạn vì không rõ ràng
Phạm vi đầy đủ của chỉ thị này không rõ ràng và khiến các tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp nhỏ, trường đại học và các tổ chức khác phải loay hoay xác định xem họ có bị ảnh hưởng hay không, và các văn phòng nghị viện phải đối mặt với vô số câu hỏi từ các cử tri và tổ chức vì lo ngại họ sẽ mất tiền tài trợ của liên bang.
Trong khi bản ghi nhớ của Nhà Trắng nêu rõ các chế độ phúc lợi của Medicare hoặc An sinh xã hội sẽ không bị ảnh hưởng, nhưng các cơ quan Medicaid của tiểu bang, các chương trình giáo dục sớm Head Start do liên bang tài trợ và các trung tâm y tế cộng đồng cho biết họ đã bị cắt quyền truy cập vào cổng thông tin điện tử do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh điều hành.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt sau đó đã làm rõ rằng có một "sự cố mất điện" ảnh hưởng đến cổng thông tin và cho biết không có khoản thanh toán nào bị ảnh hưởng.
Tác động của sắc lệnh này đã lan rộng khắp mọi miền đất nước. Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra ngay gần khu vực Nhà Trắng tại Washington, DC, để thể hiện sự phản đối.
Ngoài việc gieo rắc sự nhầm lẫn, bản ghi nhớ đã gây ra nhiều vụ kiện, bao gồm cả từ liên minh các tổ chức phi lợi nhuận và các tổng chưởng lý tiểu bang của đảng Dân chủ.
Đảng Dân chủ chỉ trích mạnh mẽ động thái của chính quyền ông Trump và cáo buộc ông đã tước đi hàng tỷ USD hỗ trợ của liên bang của các tiểu bang, thành phố, thị trấn, trường học và bệnh viện.
"Quyết định này là vô luật pháp, nguy hiểm, phá hoại, tàn ác. Nó là bất hợp pháp, vi hiến", Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer phát biểu trong cuộc họp báo hôm 28/1.
Đảng Dân chủ lập luận rằng tổng thống không có quyền đơn phương ngừng chi tiêu số tiền do Nghị viện phân bổ. Các tổng chưởng lý đảng Dân chủ từ 22 tiểu bang và Quận Columbia đã đệ đơn kiện riêng của họ nhằm ngăn chặn và ngăn chặn vĩnh viễn chính quyền cắt nguồn tài trợ liên bang.
Một thẩm phán liên bang tại Washington, DC, đã nhanh chóng triệu tập một phiên điều trần về yêu cầu từ các nhóm phi lợi nhuận tạm thời chặn việc thực thi lệnh đóng băng và ban hành lệnh tạm dừng ngắn để xem xét đầy đủ vấn đề này.
Thẩm phán liên bang Mỹ John McConnell cho biết bản ghi nhớ ban đầu ra lệnh đóng băng là "rất mơ hồ, rộng và có khả năng gây hỗn loạn". Ông chỉ đạo các tiểu bang nộp một lệnh cấm tạm thời được đề xuất, mà Bộ Tư pháp sẽ có 24 giờ để phản hồi.
"Mặc dù tờ giấy đó có thể không tồn tại, nhưng có đủ bằng chứng cho thấy các bị cáo đang hành động theo chỉ thị đó", ông John McConnell nói.
Trong khi đó, đảng Cộng hòa phần lớn bảo vệ quyết định đóng băng của Nhà Trắng.

Huỷ bỏ bất ngờ như cách được ban hành
Tuy nhiên, tới ngày 29/1, Văn phòng Quản lý và Ngân sách đã ban hành một bản ghi nhớ ngắn gọn gồm 2 câu, hủy bỏ chỉ thị mà họ đã ban hành chỉ 2 ngày trước đó, và chỉ hơn 20 giờ sau khi một lệnh cấm tạm thời được ban hành bởi một thẩm phán liên bang.
"Theo lệnh cấm, OMB đã hủy bỏ bản ghi nhớ để chấm dứt mọi sự nhầm lẫn về chính sách liên bang do phán quyết của tòa án và sự đưa tin không trung thực của giới truyền thông tạo ra", thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết hôm 29/1.
"Các sắc lệnh hành pháp do tổng thống ban hành về việc xem xét tài trợ vẫn có hiệu lực đầy đủ và sẽ được tất cả các cơ quan và bộ phận thực hiện nghiêm ngặt. Hành động này sẽ chấm dứt vụ kiện tại tòa và cho phép chính phủ tập trung vào việc thực thi các lệnh của tổng thống về việc kiểm soát chi tiêu liên bang", Thư ký báo chí Nhà Trắng nói thêm.
Bà Karonline cho biết ông Trump sẽ có nhiều hành động hơn trong những tuần và tháng tới để giải quyết vấn đề tài trợ liên bang.

Việc hủy bỏ lệnh đóng băng liên bang là một sự thay đổi đáng kinh ngạc đối với Nhà Trắng của Tổng thống Donald Trump, nơi cho đến nay đã đẩy mạnh việc tái cấu trúc chính phủ liên bang.
Với sự đảo ngược vào ngày 29/1, chính quyền ông Trump cho thấy họ không muốn tiến hành một cuộc chiến pháp lý trong trường hợp này.
"Hành động này sẽ chấm dứt vụ kiện tụng và cho phép chính phủ tập trung vào việc thực thi các lệnh của tổng thống về việc kiểm soát chi tiêu liên bang", thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết.
Sau khi bản ghi nhớ bị hủy bỏ, ông Trump khẳng định sự đảo ngược lớn nhất của chính quyền mới của ông là không có sự đảo ngược nào cả.
“Chúng ta chỉ đang xem xét một số bộ phận của bộ máy quan liêu lớn, nơi đã xảy ra tình trạng lãng phí, gian lận và lạm dụng nghiêm trọng”, ông Trump phát biểu trong buổi lễ ký dự luật đầu tiên về một luật nhập cư không liên quan tới bản ghi nhớ đã bị huỷ bỏ.
Tuy nhiên, bản ghi nhớ mới đã khiến các đảng viên Cộng hoà thất vọng vì họ không được thông báo trước về một quyết định gây ra làn sóng phẫn nộ trực tiếp từ các cử tri.
Câu chuyện ngắn ngủi này cũng tạo ra cơ hội lớn nhất cho đảng Dân chủ cố gắng tận dụng những gì họ coi là sai lầm của ông Trump.
Mỹ sẵn sàng dùng vũ khí kinh tế: Ông Trump gửi thông điệp cứng rắn tới các quốc gia
Huawei chính thức 'tung' điện thoại gập 3 ra toàn cầu, giá hơn 3.000 USD
(VNF) - Chiếc smartphone độc đáo với màn hình gập 3 Huawei Mate XT Ultimate đã chính thức được mở bán trong sự kiện tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia vào ngày 18/2.
FDI vào Trung Quốc giảm 99%, làm trầm trọng thêm nỗi lo kinh tế suy giảm
(VNF) - Dữ liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này đã giảm 99% trong 3 năm qua. Điều này càng làm tăng thêm nỗi lo suy giảm của nền kinh tế thứ 2 thế giới này.
Công nghệ 'lão hóa ngược' pin của Trung Quốc: Dùng 18 năm, hiệu suất vẫn còn 96%
(VNF) - Các nhà khoa học tại Đại học Phúc Đán (Fudan), Thượng Hải vừa công bố một công nghệ đột phá có thể kéo dài tuổi thọ pin lithium-ion lên đến 60.000 chu kỳ sạc-xả – gấp hàng chục lần so với pin thông thường. Công nghệ này không chỉ mở ra kỷ nguyên pin xanh bền vững hơn, mà còn có tiềm năng thay đổi ngành xe điện, điện thoại thông minh và lưu trữ năng lượng toàn cầu.
Ông Tập cận Bình triệu tập loạt doanh nhân công nghệ lớn, bao gồm tỷ phú Jack Ma
(VNF) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp một nhóm doanh nhân nổi tiếng, bao gồm tỷ phú Jack Ma vào hôm nay (17/2). Cuộc họp thể hiện sự quyết tâm của Bắc Kinh trong việc cải thiện mối quan hệ với các doanh nhân và khôi phục tinh thần sáng tạo cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế dưới ảnh hưởng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Lo sợ bị áp thuế, Nhật Bản muốn được TT Trump 'miễn trừ'
(VNF) - Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeshi Iwaya đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio bên lề Hội nghị An ninh Munich ở Đức. Tại cuộc gặp này, ông Iwaya đã đề nghị phía Mỹ loại bỏ Tokyo khỏi danh sách các quốc gia bị áp thuế theo quyết định của Tổng thống Donald Trump.
Cuộc tinh gọn quy mô lớn tại chính phủ Mỹ: Gần 10.000 người bị sa thải
(VNF) - Chiến dịch của Tổng thống Donald Trump và cố vấn Elon Musk nhằm cắt giảm mạnh bộ máy nhân sự của Mỹ đã sa thải hơn 9.500 nhân công xử lý mọi việc, từ quản lý đất đai liên bang đến chăm sóc cựu chiến binh.
TT Trump sắp đàm phán với Nga, Ukraine và châu Âu đối mặt nguy cơ bị gạt ra ngoài
(VNF) - Cách tiếp cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm chấm dứt cuộc chiến của Nga với Ukraine đã khiến các đồng minh châu Âu và các quan chức Ukraine lo ngại rằng họ sẽ bị chính quyền mới của Mỹ gạt ra ngoài lề khi Washington và Moscow lên kế hoạch đàm phán trực tiếp.
DeepSeek dẫn sóng đầu tư, chứng khoán Trung Quốc tăng hơn 1.300 tỷ USD
(VNF) - Bước đột phá của DeepSeek trong công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang thúc đẩy dòng vốn đầu tư từ Ấn Độ quay trở lại thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Lạm phát ở Mỹ vượt 3%: Chính sách thuế quan của TT Trump bị nghi ngờ
(VNF) - Lạm phát tại Mỹ đã tăng do giá thực phẩm, xăng dầu và tiền thuê nhà tiếp tục tăng, gây thất vọng cho các gia đình và doanh nghiệp đang vật lộn với chi phí cao hơn. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) về việc trì hoãn cắt giảm lãi suất.
Chủ tịch Tập Cận Bình triệu tập, tỷ phú Jack Ma sẽ xuất hiện?
(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với những thách thức lớn từ căng thẳng với Mỹ và sự tăng trưởng chậm chạp, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ chủ trì một hội nghị chuyên đề vào tuần tới, với sự tham gia của các lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả tỷ phú Jack Ma - nhà sáng lập Alibaba.
TT Trump tiếp tục 'tung chiêu' thuế quan, Apple bắt tay Alibaba
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đang trong giai đoạn hoạt động năng suất hơn bao giờ hết khi ông tiếp tục tung ra những đòn giáng mới liên quan tới thuế quan.
Tài sản 10 tỷ USD của Steve Jobs: Chỉ để lại cho vợ, 3 con 'không được 1 xu'
(VNF) - Trước khi qua đời, cựu CEO Apple Steve Jobs từng sở hữu khối tài sản lên đến hơn 10 tỷ USD. Mặc dù có đến 4 người con, ông Jobs để lại phần lớn tài sản cho vợ hiện tại cùng người con đầu tiên với người tình cũ, 3 người con khác không có tên trong danh sách thừa kế.
Dạy thêm, học thêm: Ngành kinh tế 'bền vững' hàng chục tỷ USD
(VNF) - Ngành công nghiệp dạy thêm đã phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia có hệ thống giáo dục cạnh tranh cao. Theo thống kê, thị trường gia sư và giáo dục bổ trợ toàn cầu đã đạt giá trị hàng chục tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhờ sự phát triển của công nghệ và nhu cầu học tập không ngừng của học sinh.
'Mỏ vàng' 500 tỷ USD của Ukraine mà TT Trump muốn đổi viện trợ với Mỹ
(VNF) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã từ chối ký dự thảo thỏa thuận chuyển giao một nửa trữ lượng đất hiếm của nước này cho các công ty Mỹ để đổi lấy hỗ trợ quân sự, theo hai người nắm rõ các cuộc đàm phán.
Tỷ phú Elon Musk bất ngờ chào đón đứa con thứ 13 với người tình mới?
(VNF) - Ngày 14/2 vừa qua, bà Ashley St. Clair, một nhân vật có sức ảnh hưởng trên nền tảng X, đã thông báo rằng 5 tháng trước mình đã có con với tỷ phú công nghệ Elon Musk, hiện là người đứng đầu Ban Hiệu quả Chính phủ (DOGE).
Ngành kinh doanh mới tại Mỹ: Tạo ra gần 600.000 việc làm, quy mô hàng chục tỷ USD
(VNF) - Các câu lạc bộ tư nhân dành cho những người làm việc từ xa không chỉ cung cấp không gian làm việc chuyên nghiệp mà còn là nơi kết nối, phát triển nghề nghiệp và nâng cao chất lượng sống cho những người làm việc từ xa, các chuyên gia tự do và các nhà sáng lập doanh nghiệp.
Hồ sơ Murphy Oil: Tập đoàn dầu khí Mỹ đầu tư trăm triệu USD vào Việt Nam
(VNF) - Với tổng vốn đầu tư xấp xỉ tỷ USD và kế hoạch rót thêm 110 triệu USD vào năm 2025, Murphy Oil ngày càng thể hiện chiến lược gia tăng sự hiện diện mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam.
Kinh doanh khách sạn hạng sang, Marriott International 'bỏ túi' 2,3 tỷ USD
(VNF) - Marriott International sở hữu loạt khách sạn hạng sang với doanh thu đạt 25,1 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế là 2,37 tỷ USD.
Trung Quốc trong thời kỳ Trump 2.0: Những động thái 'phản đòn' đáng chú ý
(VNF) - Trung Quốc đã có một số động thái quyết liệt để củng cố vị thế sau khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ.
Việt Nam: Top 5 châu Á chi 'mạnh tay' nhất cho Valentine
(VNF) - Ngày Valentine không chỉ là dịp để các cặp đôi thể hiện tình yêu mà còn là một trong những sự kiện tiêu dùng lớn trong năm. Mỗi quốc gia trên thế giới có một cách kỷ niệm khác nhau, nhưng điểm chung là chi tiêu tăng mạnh cho quà tặng, trải nghiệm lãng mạn và dịch vụ đặc biệt.
‘Ông lớn’ năng lượng Hàn Quốc muốn đầu tư hạ tầng điện khí LNG tại Việt Nam
(VNF) - Chủ tịch tập đoàn SK, ông Chey Tae-won, cho hay tập đoàn SK mong muốn hợp tác với phía Việt Nam triển khai các giải pháp năng lượng kết hợp phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như đầu tư hạ tầng điện khí LNG tại Việt Nam kết hợp phát triển các dự án hợp tác tiềm năng khác.
Bị TT Trump tố ‘cướp mảng kinh doanh chip’, Đài Loan cam kết đầu tư mạnh vào Mỹ
(VNF) - Nhà lãnh đạo Đài Loan Lai Ching-te đã cam kết sẽ đàm phán với Mỹ về những lo ngại của Tổng thống Donald Trump đối với ngành công nghiệp chip và tăng cường đầu tư vào Mỹ.
Sau cuộc gọi với ông Putin, TT Trump kêu gọi Nga quay lại G8
(VNF) - Một thập kỷ sau khi Nga bị trục xuất khỏi nhóm G8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn đảo ngược quyết định này và cho phép Nga tái gia nhập nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới, đồng thời cắt giảm 50% ngân sách quốc phòng của Mỹ.
Đáp lại TT Trump, người Đan Mạch muốn mua California với giá 1.000 tỷ USD
(VNF) - Hơn 200.000 người dân Đan Mạch đã ký vào bản kiến nghị Chính phủ nước này mua lại bang California của Mỹ với giá 1000 tỷ USD. Đây được xem là một phản ứng hài hước khi Tổng thống Trump muốn mua lại và kiểm soát Greenland, lãnh thổ thuộc Đan Mạch.
TT Trump áp thuế ‘có đi có lại’ trên toàn cầu: Trận chiến thương mại mới bùng nổ
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/2 đã khởi động kế hoạch áp thuế quan mới đối với mọi đối tác thương mại của Mỹ, một động thái đầy tham vọng có thể phá vỡ các quy tắc thương mại toàn cầu và có khả năng gây ra các cuộc đàm phán dữ dội.
Huawei chính thức 'tung' điện thoại gập 3 ra toàn cầu, giá hơn 3.000 USD
(VNF) - Chiếc smartphone độc đáo với màn hình gập 3 Huawei Mate XT Ultimate đã chính thức được mở bán trong sự kiện tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia vào ngày 18/2.
Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng
(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.