Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Phát biểu tại Hội nghị ASEAN về phát triển mạng 5G diễn ra hồi cuối tháng 3/2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của việc phát triển mạng 5G.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, nền kinh tế số với những mô hình và phương thức kinh doanh mới đang tạo ra những cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp. Các công nghệ mới đột phá sẽ cho phép các chuỗi cung ứng được kết nối tốt hơn và phân phối hiệu quả hơn, đồng thời giảm chi phí hậu cần và giao dịch, thông qua trao đổi trực tuyến sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường, giảm chi phí kinh doanh.
Công nghệ 5G sẽ là trụ cột, là cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số. Với những tính năng vượt trội như: Băng thông rộng, tốc độ rất cao, mật độ kết nối truyền thông không dây rất cao, độ trễ thấp, đáp ứng nhanh... Đây là những nhân tố đóng vai trò nền tảng quan trọng trong nền kinh tế số.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, 5G không chỉ là cơ hội về dịch vụ kết nối, cơ hội để thay đổi thứ hạng viễn thông mà còn là cơ hội để phát triển ngành công nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin của Việt Nam. Với nhu cầu rất lớn về thiết bị mạng lưới và đặc biệt lớn về thiết bị đầu cuối, nhu cầu mang tính quyết định của an toàn, an ninh mạng, nhu cầu toàn dân về ứng dụng, sẽ tạo ra một thị trường vô hạn cho các công ty công nghệ Việt Nam.
5G cũng tiềm ẩn những mối đe dọa, thách thức mới tinh vi hơn, khó kiểm soát
Tuy nhiên, việc tiếp cận một công nghệ mới sẽ có những khó khăn đối với cả nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cũng như người sử dụng.
Nói về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, trong phát triển 5G cũng cần xem xét đến vấn an toàn an ninh, bảo vệ quyền riêng tư của công dân, khắc phục các mặt trái của xã hội.
Chính các ưu điểm vượt trội và tiềm năng rất lớn của mạng 5G cũng sẽ tiềm ẩn những mối đe dọa, thách thức mới tinh vi hơn, khó kiểm soát... Chính phủ, các nhà mạng viễn thông hay các công ty công nghệ sẽ phải đối mặt với các vấn đề bao gồm việc quản lý hàng triệu các thiết bị cùng kết nối. Bên cạnh đó, chúng ta phải đảm bảo được an toàn thông tin mạng và hoạt động chuyển đổi sang nền kinh tế số.
Với mạng 5G, kho dữ liệu mà tin tặc có thể xâm nhập lớn hơn nhiều. Khi tất cả các thiết bị được kết nối thì các cuộc tấn công mạng cũng có cơ hội gia tăng. Đặc biệt, khi mạng 5G kiểm soát các dịch vụ trọng yếu và cơ sở hạ tầng quốc tế, nguy cơ đối với an ninh là vấn đề đáng lo ngại nhất.
Tại Việt Nam, vấn đề bảo mật, an toàn an ninh mạng vẫn đang ở mức báo động khi chúng ta đang đứng "đầu bảng" những quốc gia bị tấn công mạng tại Đông Nam Á (số liệu năm 2018). Do đó, nguy cơ Việt Nam sẽ trở thành "miếng mồi ngon" khi triển khai hàng loạt dịch vụ 5G.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.