Toàn cảnh khu vực sẽ xây Ga đường sắt Đà Nẵng mới
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.
Chính quyền Indonesia thời gian gần đây đã có nhiều động thái quyết liệt nhằm thu hút các công ty muốn rời khỏi Trung Quốc sau khi nước bị bỏ lại trong làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng ở giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Indonesia dường như đã tụt hậu so với các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Singapore trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), toàn bộ 33 công ty toàn cầu rút đầu tư khỏi Trung Quốc đã không chọn Indonesia làm đích đến trong cuộc thay đổi địa chấn hồi năm ngoái.
Theo WB, sở dĩ các doanh nghiệp đang rời khỏi Trung Quốc nhưng không đến Indonesia vì các nước láng giềng có nhiều chính sách hấp dẫn hơn.
Còn theo các chuyên gia làm trong lĩnh vực tư vấn, Indonesia đang có nhiều sự không ổn định trong mắt các nhà đầu tư.
Được biết, không chỉ Mỹ, nhiều quốc gia khác cũng cũng đang thúc đẩy việc chuyển các nhà máy của họ ở Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á.
Trong nỗ lực nhằm thu hút các công ty nước ngoài, Tổng thống Indonesia Joko Widodo hồi tuần trước đã cam kết sẽ đơn giản hóa quy trình phê duyệt và cung cấp mặt bằng, khí đốt và các nguồn lực giá rẻ khác cho các công ty này nếu họ quyết định dịch chuyển đến Indonesia.
Ủy ban Điều phối Đầu tư Indonesia cũng đang đẩy mạnh mời gọi 17 doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đến việc chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Indonesia. Nước này đề nghị cung cấp mặt bằng là khu công nghiệp rộng 4.000 ha ở Batang, miền Trung Java. Khu công nghiệp này nằm gần cảng nước sâu, gần sân bay quốc tế và kết nối với nhiều tuyến đường bộ.
Theo Bloomberg, đã có 7 công ty nước ngoài dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Indonesia, với tổng mức đầu tư được ước tính khoảng 850 triệu USD và cam kết cung cấp việc làm cho 30.000 công nhân bản địa. Trong danh sách này có một vài cái tên nổi bật như tập đoàn điện tử LG của Hàn Quốc và Panasonic của Nhật Bản.
Alpan Lighting Products, nhà sản xuất đèn năng lượng Mặt Trời của Mỹ, cũng nằm trong danh sách này.
Theo thông báo mới đây của Ủy ban Điều phối Đầu tư Indonesia, PT CDS Asia, một đơn vị của Alpan, sẽ đầu tư 14 triệu USD để xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp ở miền Trung Java. Nhà máy dự kiến bắt đầu hoạt động vào cuối năm nay và có thể sẽ tuyển dụng khoảng 3.500 nhân viên.
Ikmal Lukman, quan chức phụ trách xúc tiến đầu tư của Ủy ban Điều phối Đầu tư Indonesia, cho biết Alpan quyết định chuyển nhà máy khỏi Hạ Môn, Trung Quốc, vì mức thuế xuất tại đó là 25%, trong khi ở Indonesia là 0%.
"Khoản đầu tư của Alpan là bằng chứng rõ ràng cho thấy Indonesia có thể cạnh tranh với Trung Quốc. Chúng tôi rất lạc quan rằng trong tương lai sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác chuyển hướng đầu tư sang Indonesia", ông Lukman nêu rõ.
Xem thêm >> Thế giới tuần qua: Mỹ bùng nổ số ca nhiễm Covid-19, Trung-Ấn leo thang căng thẳng
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.