Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019.
Theo nội dung tài liệu, năm 2019, ACB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 15%; dư nợ tín dụng tăng 13% (theo hạn mức của Ngân hàng Nhà nước); tiền gửi khách hàng tăng 15%; tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
Đáng chú ý, ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2019 lên đến 7.279 tỷ đồng, tăng 14% so với năm ngoái.
Bên cạnh kế hoạch kinh doanh, ACB cũng trình đại hội đồng cổ đông tờ trình về việc trích lập quỹ và phân phối lợi nhuận năm 2018, kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận năm 2019.
Theo đó, ACB chia cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%. Đối với năm 2019, ngân hàng này dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20% và cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10%.
Được biết, từ năm 2016 đến nay, ACB không chia cổ tức bằng tiền mặt.
Một tờ trình quan trọng khác tại đại hội sắp tới là tờ trình về phương án bán cổ phiếu quỹ để làm cổ phiếu thưởng, phân phối cho người lao động ACB.
Theo đó, ACB dự kiến bán tối đa 6,22 triệu cổ phiếu quỹ với giá bán không thấp hơn giá vốn bình quân của cổ phiếu quỹ là 16.072 đồng/cổ phiếu. Ngân hàng này dự kiến thu về 100 tỷ đồng từ thương vụ này.
Ngoài ra, HĐQT ACB cũng trình cổ đông thông qua việc ủy quyền cho HĐQT bán cổ phiếu quỹ, bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung: ban hành phương án bán một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu quỹ và phương án sử dụng vốn; giá bán; thời điểm thực hiện; chỉnh sửa phương án; lựa chọn đơn vị tư vấn...
Theo tìm hiểu, ACB hiện nắm giữ trên 41,41 triệu cổ phiếu quỹ. Cụ thể, ACB đã mua 16,18 triệu cổ phiếu quỹ vào từ ngày 12/6/2013 đến 4/7/2013 với giá bình quân 16.008 đồng/cổ phiếu. Tiếp đó, từ ngày 24/3/2014 đến 23/4/2014, ngân hàng này mua vào 11,73 triệu cổ phiếu quỹ với giá bình quân 16.743 đồng/cổ phiếu. ACB tiếp tục mua vào 13,5 triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 15/12/2014 đến ngày 25/1/2015 với giá bình quân 15.490 đồng/cổ phiếu.
Năm 2018, ACB đạt lợi nhuận trước thuế rất ấn tượng: 6.388 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này gấp 2,4 lần năm 2017.
Mảng kinh doanh cốt lõi: tín dụng - đầu tư, đem về cho ACB 10.362 tỷ đồng thu nhập lãi thuần trong năm 2018, tăng 22,5% so với năm 2017. Cùng với đó, biên lợi nhuận (thu nhập lãi thuần/thu nhập lãi) mảng này tiếp tục tăng, từ 41,6% lên 43,1%, cho thấy hiệu quả kinh doanh tiếp tục được cải thiện.
Năm 2018, mảng dịch vụ đem về cho ACB 1.497 tỷ đồng lãi thuần, tăng 26%. Mảng mua bán chứng khoán đầu tư đem về 168 tỷ đồng lãi thuần, bằng gần 1/3 năm 2017. Mảng mua bán chứng khoán kinh doanh ghi nhận lỗ thuần 78,3 tỷ đồng, trong khi năm trước lãi thuần 25,3 tỷ đồng.
Đáng chú ý nhất là năm qua, ACB thu về tới 1.814 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động khác, gấp đôi năm 2017.
Kết thúc năm 2018, lợi nhuận thuần của ACB đạt 7.320 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2017. Sở dĩ lợi nhuận trước thuế tăng gấp 2,4 lần là do năm qua, ngân hàng này đã giảm mạnh tỷ lệ trích lập dự phòng trên lợi nhuận thuần từ 49% xuống 12,7%.
Tính đến hết ngày 31/12/2018, tổng tài sản của ACB đạt 329.333 tỷ đồng, tăng 15,8% so với hồi đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt 230.527 tỷ đồng, tăng 16,1%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,73%.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của ACB đến hết ngày 31/12/2018 ở mức 21.017 tỷ đồng, tăng tới 31% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng ở mức 269.998 tỷ đồng, tăng 11,9%; trong đó, tiền gửi không kỳ hạn chiếm 15,8%.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.