Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong ấn bản bổ sung thường kỳ của báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021, ADB đã hạ dự báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế của các các nước châu Á đang phát triển còn 7,0% trong năm nay và 5,3% trong năm tới, giảm nhẹ so với ước tính được công bố hồi tháng 9 lần lượt là 7,1% và 5,4%.
Triển vọng cho năm nay đã được điều chỉnh giảm nhẹ đối với tất cả các tiểu vùng, ngoại trừ khu vực Trung Á. Nguyên nhân điều chỉnh là do các đợt bùng phát mới của đại dịch Covid-19 dẫn tới mức tăng trưởng chậm hơn trong quý III.
Tuyên bố của ADB nêu rõ kinh tế châu Á có thể duy trì sự phục hồi mạnh mẽ như dự kiến trong tháng 9. Tuy nhiên, các đợt bùng phát mới trong quý III đã khiến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội bị chững lại, và sự xuất hiện của biến chủng Omicron đang dẫn đến tình trạng bất định mới.
"Những nỗ lực phục hồi gần đây sẽ phải tính đến các diễn biến này”, Quyền Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Joseph Zveglich, Jr. cho biết.
Trái ngược với xu hướng chung của châu Á, nền kinh tế Trung Á dự kiến sẽ tăng trưởng 4,7% trong năm nay, phản ánh giá cả hàng hóa cao hơn và chi tiêu công gia tăng. Dự báo cho năm tới cũng được nâng từ mức 4,2% vào tháng 9 lên tới 4,4%.
Triển vọng tăng trưởng của Đông Á đã bị giảm 0,1 điểm phần trăm cho cả năm 2021 và 2022, lần lượt xuống còn 7,5% và 5,0%, trong bối cảnh có sự điều chỉnh giảm nhẹ đối với dự báo của Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất khu vực. Kinh tế Trung Quốc hiện được dự kiến tăng trưởng 8,0% trong năm nay và 5,3% vào năm tới.
Nam Á được dự báo sẽ tăng trưởng 8,6% vào năm 2021, so với mức dự báo 8,8% hồi tháng 9. Triển vọng năm 2022 của tiểu vùng vẫn duy trì ở mức 7,0%.
Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất Nam Á, hiện được dự kiến tăng trưởng 9,7% trong năm tài khóa 2021, kết thúc vào ngày 31/3/2022.
Triển vọng tăng trưởng năm 2021 của Đông Nam Á được điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm, xuống còn 3,0%, khi các nền kinh tế trong tiểu vùng áp đặt những hạn chế có trọng điểm để ứng phó với biến chủng Delta.
ADB dự báo tăng trưởng cho năm sau lên mức 5,1%, khi các nền kinh tế dự kiến sẽ tiếp tục nới lỏng hạn chế nói chung và phục hồi các hoạt động kinh tế.
Lạm phát trong khu vực được dự báo vẫn nằm trong tầm kiểm soát, ở mức 2,1% vào năm 2021 và 2,7% trong năm 2022, cho phép thực hiện chính sách tiền tệ thích ứng hơn và hỗ trợ các nỗ lực phục hồi đại dịch.
Theo ADB, nền kinh tế của Việt Nam đã gặp nhiều biến động trong quý III sau cuộc chiến chống lại biến chủng Delta, do đó dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cho năm 2021 đã bị hạ xuống mức 2,0% từ mức 3,8% dự báo hồi tháng 9, nhưng vẫn giữ nguyên mức 6,5% cho năm 2022.
Xem thêm >> Tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố ủng hộ Dòng chảy phương Bắc 2
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.