Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đây là hệ thống do Agribank tự xây dựng và giữ bản quyền có tính bảo mật cao, ứng dụng công nghệ Internet với nền tảng bảo mật tiên tiến, kết nối với hệ thống IPCAS để hạch toán và xử lý tự động các giao dịch chuyển tiền đi, chuyển tiền đến, việc cài đặt đơn giản, giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
Chỉ trong năm đầu sau khi triển khai, doanh số thanh toán biên giới Việt - Lào tại Agribank đã tăng trưởng trên 120%. Agribank cũng đã ký kết thỏa thuận cài đặt với hai đối tác ngân hàng lớn tại Lào là ngân hàng Phongsavanh và ngân hàng Nông nghiệp Lào. Hệ thống trên đã giành giải thưởng Sao Khuê năm 2017 nhờ tính ứng dụng và những hiệu quả từ việc triển khai thực tế mang lại.
Tiếp nối thành công, từ năm 2018, Agribank bắt đầu nghiên cứu, phát triển, nâng cấp hệ thống để ứng dụng trong hoạt động thanh toán biên giới Việt Nam - Trung Quốc với 7 chi nhánh đầu mối tại 6 tỉnh biên giới phía Bắc gồm Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu.
Sau hơn 2 năm nghiên cứu, phát triển, đến thời điểm hiện tại, Agribank đã hoàn thành triển khai ứng dụng trên toàn hệ thống với doanh số chuyển tiền trong 4 tháng thí điểm đạt gần 1.800 tỷ VND và tiếp tục tăng trưởng từ 5-10% hàng tháng, đảm bảo các giao dịch chuyển tiền thanh toán trong nội địa đạt 100% xử lý tự động. Agribank đang thực hiện đàm phán với các đối tác Trung Quốc để kết nối hệ thống CBPS với hệ thống Internet Banking của đối tác đảm bảo giao dịch được xử lý tự động từ đầu đến cuối.
Việc triển khai thành công thanh toán biên giới qua hệ thống CBPS đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong việc tự động hóa giao dịch chuyển tiền biên giới, hỗ trợ cho việc hạch toán và tác nghiệp của giao dịch viên được dễ dàng, nhanh chóng, chính xác, mọi thông tin liên quan đến giao dịch (thông tin khách hàng, biểu phí, tỷ giá…) đều được minh bạch và lưu trữ tự động trên hệ thống đồng thời hỗ trợ cho công tác thống kê báo cáo cũng như công tác phòng chống rửa tiền, quá trình giao dịch có sự phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan trong giao dịch, hạn chế rủi ro tác nghiệp.
Tự động hóa giao dịch đã giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng thêm tiện ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động giao thương giữa Việt Nam với các nước láng giềng, đảm bảo an ninh tiền tệ khu vực vùng biên; đồng thời đánh dấu nỗ lực của Agribank trong quá trình chuyển mình hội nhập với xu thế công nghệ 4.0 và đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, nhất là trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19.
Agribank tham gia buổi hội thảo trực tuyến của APRACA về Tài trợ chuỗi giá trị nông nghiệp Chuyển đổi mô hình cung cấp dịch vụ tài chính”.
Không ngừng nghiên cứu và cải thiện các sản phẩm dịch vụ, Agribank hiện đang cung cấp 40 sản phẩm thanh toán quốc tế tới 160 quốc gia, trong đó, một số sản phẩm có tính năng vượt trội so với các ngân hàng khác như: thanh toán biên giới, dịch vụ chuyển tiền trực tiếp đồng KRW sang Hàn Quốc, chuyển tiền Campuchia – Việt Nam qua kênh KO, UPAS L/C (Thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán trả ngay).
Năm 2020, Agribank đã tích cực triển khai dịch vụ chuyển tiền trực tiếp đồng KRW sang Hàn Quốc, hỗ trợ và đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán đồng KRW ngày càng tăng của khách hàng.
Bên cạnh đó, việc chuyển tiền trực tiếp đồng KRW đã tháo gỡ được các vướng mắc trong chuyển tiền đa tệ, giúp tăn doanh số thanh toán đáng kể so với doanh số chuyển tiền đa tệ các năm trước.
Đã có 3.034 giao dịch chuyển tiền trực tiếp đồng KRW phát sinh trong năm qua với tổng giá trị đạt 11,14 triệu USD, tăng 30% so với năm 2019 và tăng 49% so với doanh số chuyển tiền đa tệ năm 2018.
Dịch vụ UPAS L/C của Agribank trong năm vừa qua tăng mạnh về doanh số và phí thanh toán so với năm 2019, cụ thể số giao dịch UPAS L/C thực hiện trong năm 2020 là 452 giao dịch (tăng 51% số món năm 2019) với tổng doanh số đạt 283 triệu USD, tăng 47% so với năm 2019.
Trong bối cảnh tỷ giá biến động khó lường, hoạt động kinh doanh ngoại hối của Agribank có bước tăng trưởng ấn tượng so với năm 2019. Tính đến 31/12/2020, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank đạt 198,1 tỷ USD, tăng 21% so với cuối năm 2019.
Tại các chi nhánh trong hệ thống Agribank, tổng lãi là 531,5 tỷ đồng, tăng 34% so với 2019, đây là mức tăng trưởng khá cao của các chi nhánh Agribank trong nhiều năm qua. Trước tình trạng xuất, nhập khẩu cả nước năm 2020 tăng trưởng thấp hơn năm 2019, doanh số thanh toán xuất, nhập khẩu qua Agribank vẫn duy trì ổn định, đạt mức 10,3 tỷ USD.
Chung tay với nỗ lực chung của cả nước, hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế ngành Ngân hàng trong năm 2020 cũng đạt được những thành quả quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong phát triển quan hệ với đối tác và nâng tầm vị thế đối ngoại của NHNN nói riêng và Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.
Đóng góp vào kết quả đó, Agribank trong năm vừa qua đã chủ động, tích cực trong quan hệ hợp tác quốc tế, thông qua việc tổ chức, tham dự nhiều Hội thảo, buổi làm việc trực tuyến với các tổ chức quốc tế (WB, IMF, IFAD, ADB) với các chủ đề, nội dung thiết thực như: Hội thảo WSBI về “Kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh dưới tác động của đại dịch Covid-19”; Hội thảo của APRACA về “Tài trợ chuỗi giá trị nông nghiệp: Chuyển đổi mô hình cung cấp dịch vụ tài chính”.
Hiện Agribank đang triển khai 57 thỏa thuận, biên bản ghi nhớ về hợp tác toàn diện, tài trợ thương mại, sản phẩm dịch vụ, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ phí với các định chế tài chính trong nước và đối tác nước ngoài. Trong năm 2020, Agribank ký kết 10 thỏa thuận hợp tác trong hoạt động kinh doanh ngoại hối bao gồm các Thỏa thuận về mua bán ngoại tệ tiền mặt với một số ngân hàng lớn tại Mỹ và Hồng Kông.
Bên cạnh đó, Agribank cũng tuân thủ Tiêu chuẩn giảm thiểu rủi ro của Australia với Ngân hàng ANZ Việt Nam, dịch vụ Upas L/C với JP Morgan, Điều kiện và điều khoản đối với tài khoản Nostro đồng USD tại Ngân hàng Wells Fargo...Ngoài ra, Agribank ký kết hợp tác với công ty Ming Sheng Administer và công ty Remitly của Mỹ, ký kết dịch vụ chuyển tiền với CIBC-Canada, Thỏa thuận sửa đổi biểu phí của Thỏa thuận cấp phép với JCB...
Trong năm 2020, Agribank thực hiện sửa đổi, bổ sung 02 thỏa thuận, hợp đồng và kết nối thêm 03 ngân hàng nước ngoài trong việc hợp tác cung ứng dịch vụ tài trợ UPAS L/C, tăng số lượng ngân hàng chấp nhận tài trợ cho các UPAS L/C do Agribank phát hành lên 18 ngân hàng.
Song song cùng việc hợp tác với các định chế tài chính lớn, Agribank luôn duy trì và phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý đa dạng, an toàn đồng thời tích cực trao đổi, làm việc với các đối tác, thắt chặt quan hệ, tìm kiếm cơ hội và nâng cao hiệu quả trong các lĩnh vực hợp tác. Đến 31/12/2020, số lượng ngân hàng đại lý của Agribank là 667 ngân hàng tại 82 quốc gia.
Agribank hiện đang triển khai 25 Dự án tín dụng quốc tế với tổng giá trị hơn 11.500 tỷ động. Tổng nguồn vốn Dự án đến 31/12/2020 đạt 6.183,9 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay từ nguồn vốn Dự án đạt 5.207 tỷ đồng. Trong năm 2020, Agribank thực hiện rút vốn các Dự án tín dụng quốc tế 1.356 tỷ đồng, đạt kế hoạch đặt ra, hỗ trợ các Chi nhánh sử dụng được nguồn vốn trung, dài hạn ổn định.
Bên cạnh đó, Agribank cũng tích cực, chủ động làm việc với NHNN và các Bộ, ngành để tiếp cận dự án. Trong năm 2020, Agribank được giao phục vụ thêm 06 Dự án ngân hàng phục vụ với tổng nguồn vốn dự án tương đương 346,7 triệu USD. Hiện nay, Agribank đang thực hiện vai trò ngân hàng phục vụ cho 56 Dự án với tổng giá trị 3.236,7 triệu USD.
Ngoài ra, Agribank cũng nổ lực đẩy mạnh làm việc với các Nhà tài trợ quốc tế như ADB, WB, AFD, KFW để tìm hiểu định hướng đầu tư tại Việt Nam và cơ hội hợp tác trong xây dựng dự án mới; đồng thời nỗ lực huy động thêm các nguồn lực từ bên ngoài. Nhờ đó, Agribank đã được WB và Ngân hàng bán buôn Dự án phê duyệt tăng hạn mức Dự án VnSat thêm 200 tỷ đồng.
Kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại năm 2020 tiếp tục được khẳng định khi Moody’s đã nâng xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Agribank từ mức B1 lên mức Ba3, bằng với mức xếp hạng quốc gia của Việt Nam. Hiện tại, các kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc tế của Agribank đều ở mức Ba3, tương đương xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.
Agribank được Công ty Brand Finance xếp hạng 173 trong top 500 Thương hiệu Ngân hàng giá trị lớn nhất toàn cầu (Brand Finance Banking 500), tăng 17 bậc so với năm 2020 và xếp hạng cao nhất trong số 09 ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam trong danh sách này; Tạp chí The Asian Banker xếp hạng 136/500 Ngân hàng lớn khu vực châu Á (tăng 06 bậc so với năm 2019).
Agribank tiếp tục được nhận nhiều giải thưởng do các ngân hàng uy tín trên thế giới trao tặng: Giải thưởng chất lượng TTQT xuất sắc của J.P Morgan; giải thưởng Tỷ lệ điện thanh toán chuẩn xuất sắc của Ngân hàng Bank of New York Mellon;... góp phần khẳng định uy tín, hình ảnh, thương hiệu Agribank trên trường quốc tế.
Năm 2021 tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp do những thay đổi chính sách thương mại của các nước, cũng như việc chưa thế dự báo chính xác dịch Covid-19 kéo dài bao lâu khiến dự báo chung triển vọng kinh tế toàn cầu rất bấp bênh.
Mục tiêu của Agribank trong năm 2021 là tăng số lượng khách hàng pháp nhân có hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Agribank; duy trì tăng trưởng thu phí dịch vụ TTQT và lãi KDNT, bên cạnh việc quản lý chặt chẽ và kiện toàn hoạt động TTBG.
Đổi mới mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh đối ngoại gắn với việc phê duyệt tín dụng tập trung và triển khai thực hiện Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 của NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ; duy trì ổn định và mở rộng mạng lưới NHĐL của Agribank, đảm bảo kênh giao dịch đa dạng.
Agribank sẽ rà soát, hoàn thiện và nghiên cứu phát triển sản phẩm kinh doanh ngoại hối đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng, tăng cường hợp tác liên ngân hàng, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Agriabnk trên trường quốc tế.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.