'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Thị trường tuần qua chủ yếu giằng co trong biên độ hẹp song phiên giảm mạnh cuối tuần khiến VN-Index mất mốc tâm lý 1.000 điểm. Kết phiên giao dịch ngày 4/11, chỉ số VN-Index lui về mốc 997 điểm, tương ứng giảm gần 3% so với tuần trước.
Sắc đỏ bao phủ hầu tất cả các nhóm ngành, trong đó nhóm bán lẻ, viễn thông, tài nguyên cơ bản là 3 nhóm giảm mạnh nhất với mức giảm lần lượt là 12,4%; 9,9%; 9,8%. Đáng chú ý, nhóm ngân hàng là điểm tựa cả về điểm số lẫn tâm lý cho thị trường trong những phiên giao dịch đầu tuần. Kết tuần nhóm này giảm nhẹ 0,5% so với tuần trước.
Xét theo vốn hoá, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng mạnh vào nhóm vốn hóa lớn, giảm ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Cụ thể, chỉ số VN30-Index ghi nhận mức giảm 3% trong khi chỉ số VNMID-Index và VNSML-Index giảm mạnh hơn với mức giảm lần lượt là 5% và 4% so với đầu tuần.
Khối ngoại có 3/5 phiên bán ròng trong tuần qua với tổng giá trị bán ròng đạt 500 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Top các mã khối ngoại bán ròng nhiều nhất bao gồm HPG, KBC, VIC. Ở chiều ngược lại, VHM, VNM, DGC là 3 mã được khối này mua ròng mạnh nhất.
Khối tự doanh đảo chiều mua ròng khoảng 450 tỷ đồng trên cả 3 sàn, tập trung vào các mã ngân hàng. Top 3 mã tự doanh mua ròng mạnh nhất bao gồm VPB, TCB, GMD. Ở chiều ngược lại, bán ròng chủ yếu các mã BCM, NAB, VCR.
Dòng tiền nhà đầu tư cá nhân được duy trì trong tuần nhưng cũng đã chững lại so với các tuần trước đó. Thống kê lại, khối này đã mua ròng khoảng 330 tỷ đồng trong tuần.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco), việc VN-Index biến động giằng co trong suốt 4 phiên đầu tuần trước khi đóng cửa điều chỉnh mạnh, ghi nhận tuần đầu tiên đóng cửa dưới ngưỡng 1.000 điểm sau hơn 2 năm, có nguyên nhân một phần tới từ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố vẫn sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và nâng lãi suất trong các kỳ điều hành tới, tạo ra lo ngại về sự mạnh lên của đồng USD so với các đồng tiền khác và kéo theo áp lực rút vốn của khối ngoại.
Trong bối cảnh thanh khoản thấp, dòng tiền tuần qua có sự phân hóa theo kết quả kinh doanh quý III/2022. Đối với các nhóm ngành hoặc cổ phiếu có kết quả kinh doanh khả quan như nhóm ngân hàng, bán lẻ trang sức, thực phẩm đồ uống ghi nhận giá cổ phiếu diễn biến tích cực. Trái lại với kết quả kinh doanh kém khả quan, một số nhóm như vật liệu xây dựng, bất động sản giao dịch khá ảm đạm.
"Trước mắt, với việc thông tin về kết quả kinh doanh đã phần nào phản ánh vào diễn biến chỉ số, kết hợp với tín hiệu đồng thuận cắt xuống từ các chỉ báo động lượng ngắn hạn như Stochastic và MACD, VN-Index có thể tiếp tục điều chỉnh trong các phiên đầu tuần. Vùng điểm số của VN-Index trong tuần được dự báo sẽ dao động trong biên độ 950-1.020 điểm", Agriseco nêu quan điểm.
Với diễn biến vĩ mô nhìn chung còn nhiều yếu tố khó lường, Agriseco cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng theo dõi diễn biến thị trường trong giai đoạn này và đánh giá lại trạng thái toàn bộ danh mục để có chiến lược đầu tư phù hợp, tập trung bảo toàn nguồn vốn.
Đối với nhà đầu tư đang sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ cao, nên chủ động hạ tỷ trọng để hạn chế rủi ro “call margin”. Những nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao nên cơ cấu danh mục và chỉ nắm giữ các cổ phiếu đầu ngành có nền tảng cơ bản vững chắc.
"Nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao có thể tích lũy từng phần với các cổ phiếu blue-chip đang có mức định giá hấp dẫn, ưu tiên các cổ phiếu có triển vọng kinh doanh các tháng cuối năm khả quan với tỷ lệ ROE trên 15%", Agriseco khuyến nghị.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.