Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Kinh qua nhiều vị trí
Thực ra, nhân sự tại Habeco đã “rối như tơ vò” và có vẻ “bằng mặt mà không bằng lòng” đã diễn ra một thời gian dài sau khi ông Nguyễn Hồng Linh thôi không trực tiếp điều hành Habeco kể từ ngày 30/8/2017.
Ông Ngô Quế Lâm - Phó tổng giám đốc Habeco là người được tạm thời ủy quyền thực hiện quyền, nhiệm vụ của Tổng giám đốc thay cho ông Linh.
Trước đó, ngày 21/8/2017, HĐQT của Habeco đã họp các cán bộ chủ chốt của Habeco, Người đại diện phần vốn nhà nước của Habeco tại các đơn vị thành viên, Giám đốc các công ty thành viên của Tổng công ty này để thông báo thay đổi nhân sự nêu trên.
Tại cuộc họp, các thành viên tham dự nhận được thông báo: HĐQT Habeco đã thống nhất ra Nghị quyết về việc ông Nguyễn Hồng Linh tạm dừng nhiệm vụ điều hành trên cương vị Tổng giám đốc để tập trung cho công việc thoái vốn nhà nước tại Habeco và thu hồi công nợ; xử lý các việc liên quan giữa Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Nghệ An và Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt - Lào.
Cũng theo Nghị quyết trên, ông Ngô Quế Lâm - Phó Tổng giám đốc Habeco được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc của Habeco. Trước đó, để việc điều hành Habeco suôn sẻ, ông Nguyễn Hồng Linh cũng đã làm Giấy ủy quyền điều hành nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc Habeco theo điều lệ của Tổng công ty này cho ông Ngô Quế Lâm.
Tại thời điểm đó, trả lời PV Nhadautu.vn, ông Linh cho biết, sở dĩ ông tạm thời không điều hành trực tiếp Habeco là để tập trung vào công tác thoái vốn Habeco theo chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời giải quyết các tồn tại của Bia Hà Nội - Nghệ An. “Còn nhiều việc rồi anh sẽ trao đổi với em sau”, ông Linh nói.
Ông Nguyễn Hồng Linh sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Có thể nói, cuộc đời ông đã kinh qua nhiều vị trí, chức vụ. Năm 1977 đến năm 1978, ông học tại Học viện, Đại học Kỹ thuật quân sự Vĩnh Phú; năm 1978 đến năm 1983, ông là sinh viên Đại học Chế tạo máy của Liên Xô (cũ); năm 1983 đến năm 1984 là Kỹ sư đoàn 871, Bộ Quốc phòng; năm 1984 năm 1990 ông là cán bộ kỹ thuật, Nhà máy A42, Cục kỹ thuật không quân; từ tháng 11 năm 1990 đến tháng 4 năm 2004, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Kỹ thuật viên, Đốc công, Phó quản đốc, Quyền quản đốc, Quản đốc, Văn phòng PXSX, GĐ Xí nghiệp Thành phẩm, Công ty Bia Hà Nội.
Đến tháng 4 năm 2004 đến tháng 3 năm 2006: ông là Trưởng phòng, Phòng Kế hoạch Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội; từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 6 năm 2008 ông là Phó TGĐ, Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội; từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009 ông là Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc Điều hành Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội.
Tháng 7 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010 ông là Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và đến ngày 21 tháng 8 năm 2017 ông được bổ nhiệm làm Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội.
Trả lời câu hỏi của PV Nhadautu.vn về việc: “Theo quyết định của Bộ Công Thương, ngày 21/5/2018 sẽ kết thúc nhiệm kỳ 5 năm ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Habeco, vậy ai sẽ thay thế ông?”. Ông Nguyễn Hồng Linh xin không trả lời trực tiếp và không tiết lộ người sẽ thay thế mình làm Tổng giám đốc ở Habeco. Ông nói ngắn gọn: “Dù sao thì hiện nay anh vẫn đại diện phần vốn Nhà nước tại Habeco mà….” và hứa sẽ trả lời các câu hỏi “nóng” về nhân sự Habeco vào một dịp thích hợp.
Đươc biết, ông Nguyễn Hồng Linh hiện đang tập trung nhiệm vụ thoái vốn nhà nước tại Habeco và thu hồi công nợ. Báo cáo của Habeco cho biết, thực hiện chủ trương thoái vốn tại các doanh nghiệp ngoài ngành được bộ Công Thương phê duyệt, Habeco hiện đang tích cực triển khai việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại Công ty CP Harec Đầu tư và Thương mại, Công ty CP Bất động sản Lilama, Công ty CP Đầu tư và phát triển Habeco, Công ty CP Sành sứ thủy tinh Việt Nam và trường ĐH CN Vinh…
Người đang điều hành Habeco là ai?
Chính xác, kể từ ngày 21/8/2017, ông Nguyễn Hồng Linh đã không điều hành trực tiếp Habeco. Người thay ông Linh là ông Ngô Quế Lâm - Phó Tổng giám đốc Habeco.
Ông Lâm được uỷ quyền là người được thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc. Tuy nhiên, theo nội dung công bố thì cũng không xác định cụ thể thời hạn ủy quyền điều hành đối với ông Lâm là đến khi nào.
Theo dữ liệu PV Nhadautu.vn có được, ông Ngô Quế Lâm sinh ngày 7/9/1972 tại Thái Nguyên, có nhiều năm công tác tại Habeco. Tháng 11/2006, ông Lâm gia nhập Công ty Bia Hà Nội với chức danh Kỹ sư và từ tháng 8/2006 đến tháng 8/2009, ông Lâm là Phó trưởng phòng, Thường trực ban Dự án bia Vĩnh Phúc, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội.
Từ ngày 1/9/2009 đến ngày 31/7/2015, ông Lâm lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Phó giám đốc Thường trực nhà máy, Trưởng chi nhánh – Giám đốc Nhà máy, Nhà máy Bia Hà Nội - Mê Linh, Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội.
Từ ngày 1/8/2015 đến nay, ông Ngô Quế Lâm là Phó tổng giám đốc Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội kiêm Giám đốc nhà máy Bia Hà Nội - Mê Linh. Ông Lâm cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bia Thanh Hóa; Chủ tịch HĐQT Côg ty CP Bia Hà Nội - Quảng Bình; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bia Hà Nội - Quảng Trị.
Ông Lâm được ông Nguyễn Hồng Linh nhận xét là người có năng lực điều hành, chuyên môn giỏi, có trách nhiệm cao với công việc và đủ điều kiện, khả năng điều hành ở vị trí lãnh đạo cao hơn chức vụ hiện tại - Phó Tổng giám đốc.
Như vậy, nhân sự Habeco đến thời điểm này, về HĐQT gồm có các ông: Đỗ xuân Hạ - Chủ tịch HĐQT và 3 thành viên HĐQT là Nguyễn Hồng Linh, Trần Đình Thanh, Stefano Clini;
Ban giám đốc Habeco gồm 6 thành viên cùng chức danh Phó tổng giám đốc gồm các ông: Bùi Trường Thắng, Ngô Quế lâm, Trần Đình Thanh, Vương Toàn, Vũ Xuân Dũng, Hải Hồ.
Carlsberg đang nắm giữ bao nhiêu cổ phần Habeco?
Sỡ dĩ trong thành viên HĐQT Habeco có ông Stefano Clini vì trước đó, phía đối tác ngoại Carlsberg đã gửi văn bản về việc giới thiệu nhân sự mới là Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam tham gia thành viên Hội đồng quản trị Habeco.
Ông Soren Ravn – người đại diện của Carlsberg Breweris A/S, thành viên HĐQT Habeco vì muốn giành nhiều thời gian hơn cho gia đình tại Malaysia nên đã không làm việc tại Carlsberg Breweris A/S kể từ ngày 31/8/2017.
Để đảm bảo sự hợp tác liên tục và các buổi thảo luận mang tính xây dựng, Carlsberg Breweris A/S đã bổ nhiệm một thành viên thân thuộc trong nhóm đàm phán là ông Peter Steenberg (Giám đốc - Phát triển kinh doanh, Chiến lược và đối tác) trở thành đại diện mới của Carlsberg Breweris A/S trong dự án.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo có thể tham gia tích cực vào công việc của HĐQT Habeco, phía Carlsberg Breweris A/S đã gửi văn bản giới thiệu nhân sự mới là ông Stefano Clini - Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam hiện đang công tác tại Hà Nội tham gia thành viên HĐQT Habeco, thay thế cho ông Soren Ravn về Malaysia.
Để ông Stefano Clini thay ông Soren Ravn, trước đó, Habeco cũng đã xin tổ chức lấy ý kiến ĐHĐCĐ bất thường bằng văn bản thông qua việc miễn nhiệm ông Soren Ravn và bầu thay thế ông Stefano Clini tham gia thành viên HĐQT Habeco.
Được biết, hiện Carlsberg đang nắm giữ 17,5% cổ phần Habeco. Thự tế, sau khi Habeco được cổ phần hoá vào năm 2008, không ít lần Carlsberg bày bỏ việc muốn mua thêm cổ phần của Habeco.
Chỉ còn 24 giờ đồng hồ nữa là thời điểm kết thúc nhiệm kỳ 5 năm ông Nguyễn Hồng Linh được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Habeco. Đồng nghĩa với việc, việc ông Linh uỷ quyền cho ông Ngô Quế Lâm thay mình điều hành Habeco thực hiện quyền hạn Tổng giám đốc cũng không còn giá trị pháp lý.
Vậy ai sẽ thay ông Nguyễn Hồng Linh ngồi vào chiếc ghế nóng Habeco đang là một ẩn số. Nguồn tin của Nhadautu.vn cho biết, phương án nhân sự dự kiến đã được Habeco đặt ra và đang đề nghị cơ quan quản lý xem xét. Cụ thể, sẽ có 7 thành viên trong HĐQT đề xuất cho nhiệm kỳ 2018 - 2023 gồm Chủ tịch HĐQT (ông Đỗ Xuân Hạ), Tổng giám đốc, 2 phó tổng giám đốc và 3 nhân sự tham gia Ban kiểm soát công ty.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.