'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo thông tin từ Tạp chí Năng lượng Việt Nam, ngày 16/4, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo tập đoàn về công tác cán bộ, sau khi Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã chấp thuận đơn xin từ chức Tổng giám đốc PVN của ông Nguyễn Vũ Trường Sơn.
Tại hội nghị tập thể lãnh đạo PVN kể trên, Hội đồng thành viên PVN đã chấp thuận cho ông Sơn thôi chức theo nguyện vọng trong đơn xin từ chức trước đó. Dù vậy, quyết định chính thức vẫn chưa được PVN công bố rộng rãi cho tới khi có người thay thế.
Theo lịch trình, dự kiến vào chiều 18/4 tới, PVN sẽ tiếp tục có một hội nghị thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự với sự tham gia của lãnh đạo Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại diện Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ. Dự kiến người thay thế cho ông Nguyễn Vũ Trường Sơn sẽ là nhân sự tại chỗ (thuộc PVN).
Theo quy định, vị trí Tổng giám đốc PVN trước đây do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm. Tuy nhiên, sau khi Bộ Công Thương bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu PVN cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước từ cuối tháng 11/2018, việc bổ nhiệm đã thay đổi. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN sẽ ký quyết định bổ nhiệm, nhưng quyết định phải có sự phê chuẩn của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước. Việc phê chuẩn còn phải có sự chấp thuận từ Thủ tướng Chính phủ.
Hiện PVN có 4 Phó tổng giám đốc gồm: ông Nguyễn Quốc Thập (sinh năm 1960), ông Đỗ Chí Thanh (sinh năm 1968), ông Nguyễn Xuân Hòa (sinh năm 1972) và ông Lê Mạnh Hùng (sinh năm 1973).
Xét theo nhiều tiêu chí và các điều kiện khách quan trong quá trình bổ nhiệm, chỉ duy nhất ông Lê Mạnh Hùng với năng lực vượt trội khi độ tuổi còn trẻ, đang được xem là ứng viên duy nhất trong Ban giám đốc hiện tại.
Xét thêm đến cơ cấu tổ chức và hoạt động, Tổng giám đốc liên doanh Việt Nga Vietsovpetro (VSP) ông Nguyễn Quỳnh Lâm mang hàm tương đương Phó tổng giám đốc PVN và vẫn là Ủy viên Đảng ủy PVN. Như vậy, ông Nguyễn Quỳnh Lâm cũng sẽ là ứng viên cho vị trí Tổng giám đốc PVN.
Việc chọn ai cho vị trí ghế nóng tại PVN lúc này, có khi phải xét đến cả những tiêu chí phụ khi 2 ứng viên có lợi thế ngang nhau. Nếu chiếu theo truyền thống, những người lâu năm tại PVN sẽ chọn ông Nguyễn Quỳnh Lâm, bởi ông Lâm có chuyên môn sâu và kinh nghiệm về lĩnh vực thăm dò và khai thác (EP).
Dù vậy, ở VSP, ông Lâm cũng đang làm đề án tái cơ cấu với rất nhiều yêu cầu chuyên sâu về EP và không ai phù hợp hơn ông ở vị trí Tổng giám đốc VSP cả nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, PVN đang trong quá trình tái cơ cấu. Như vậy có nghĩa, PVN đang cần một CEO có kinh nghiệm về quản trị, điều hành chứ không hẵn cứ phải mặc định là có kinh nghiệm chuyên sâu về EP. Về mặt này, ông Lê Mạnh Hùng lại có vẻ nổi trội hơn khi có tầm bao quát rộng do đã từng có 2 năm ở Văn phòng Chính phủ.
Ông Nguyễn Quỳnh Lâm, sinh ngày 30/03/1966 + Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ địa chất dầu khí. + Lý luận chính trị: Cao cấp. + Quản trị doanh nghiệp: Cao cấp. + Kinh nghiệm: 8 năm chuyên môn. + Kinh nghiệm quản lý: 20 năm, gồm: 8 năm từ cấp trưởng phòng lên Phó tổng giám đốc PVEP; 2 năm là Trưởng ban khái thác PVN, 5 năm là Tổng giám đốc Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BDPOC), 2 năm là Tổng giám đốc Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc; 3 năm là Phó tổng giám đốc PVN. Trong suốt quá trình công tác, ông Lâm gắn liền với các vị trí quản lý khác nhau ở lĩnh vực thăm dò, khai thác vốn là xương sống, trụ cột của PVN suốt hơn 20 năm qua. Dù mới về liên doanh Vietsovpetro (VSP) gần 1 năm nay, ông đã tạo dấu ấn trong quản trị điều hành. Năm 2018, các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đều vượt kế hoạch, công tác EP hoạt động trôi chảy. Về phát triển mỏ mới, dự án Cá Tầm vừa tổ chức đón dòng dầu đầu tiên ngày 8/3/2019. Ngoài ra, VSP đang lập báo cáo khả thi, thiết kế tổng thể các dự án Kình Ngư Trắng, Thiên Nga và nâng cao hệ số thu hồi dầu (EOR) ở cụm mỏ Bạch Hổ. |
Ông Lê Mạnh Hùng, sinh ngày 24/10/1973 + Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ công nghệ, tiến sỹ hóa dầu. + Lý luận chính trị: Cao cấp. + Quản trị doanh nghiệp: Cao cấp. + Kinh nghiệm: 6 năm chuyên môn. + Kinh nghiệm quản lý: 12 năm, gồm: 2 năm ở Văn phòng Chính phủ, 2 năm là Trưởng ban dự án Cụm Khí - điện - Đạm Cà Mau, 3 năm làm Tổng giám đốc Nhà máy Đạm Cà Mau; 5 năm là Phó tổn giám đốc PVN. Từ đầu năm 2014 đến nay, ông Hùng phụ trách các lĩnh vực Công nghiệp Lọc hóa dầu, với rất nhiều biến động về nhập nguyên liệu dầu thô và phụ gia đầu vào… Cuối năm 2018, khi đang phụ trách dự án Xơ sợi Đình Vũ, ông cũng đã xử lý các vướng mắc về kỹ thuật, cũng như tài chính để nhà máy đi vào hoạt động ổn định, làm lợi cho PVN hàng ngàn tỷ đồng. Được biết, ngoài quá trình gắn bó với PVN, ông có 2 năm "biệt phái" ở Vụ Dầu khí, thuộc Văn phòng Chính phủ chuyên trách mảng dầu khí (2006/2007). |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.