Toàn cảnh công trường cầu 2.300 tỷ nối Đảo Vũ Yên vào nội đô Hải Phòng
(VNF) - Cầu Máy Chai (Cầu Hoàng Gia) nối khu đô thị trên đảo Vũ Yên và quận Ngô Quyền với tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng
Thông tin này được ông Đào Trung Thành cho biết tại tọa đàm “AI & E-commerce xu hướng tất yếu cho doanh nghiệp SME”, diễn ra ngày 19/12.
Thời gian vừa qua, rất nhiều ông lớn ngành công nghệ đã đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, trong đó phải kể đến Nvidia - công ty hàng đầu về lĩnh vực AI, đã đầu tư trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam. Với sự đầu tư này, kết hợp với nguồn nhân lực lớn về công nghệ, các chuyên gia đánh giá chỉ trong 1-2 năm tới, sẽ có hàng trăm ứng dụng AI được tạo ra.
Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị điều gì để đón làn sóng AI này, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại điện tử đang là nhóm doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong kỉ nguyên số.
Tại toạ đàm, ông Đào Trung Thành, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII cho biết toàn cầu có 5.140 tỷ USD doanh thu trong lĩnh vực E-Commerce và con số này ở Việt Nam là 20,5 tỷ USD. Năm 2023, con số này tăng trưởng 25% so với năm trước đó.
Ông Thành đánh giá đây là một thị trường lớn và phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, xu hướng AI cũng đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và đặc biệt là ở Việt Nam.
Theo vị chuyên gia này, doanh nghiệp SME triển khai E-Commerce trong thời đại AI sẽ có nhiều thách thức như chi phí triển khai, tính năng thừa. Bởi các giải pháp trong nước thường đang tập trung vào một số giải pháp cụ thể, các giải pháp tổng thể của nước ngoài thì thường đắt đỏ và nhiều tính năng không cần thiết.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp SME thường khó tìm được giải pháp tổng thể, dễ dùng và giá cả hợp lý. Đồng thời, báo cáo của các giải pháp này cũng thiếu chính xác gây khó khăn cho việc giám sát; nhiều giải pháp công nghệ không tích hợp được với những giải pháp AI, đặc biệt là trong 2-3 năm tới sẽ có vô vàn các giải pháp AI cho doanh nghiệp.
Ông Đào Trung Thành cho rằng doanh nghiệp SME có thể ứng dụng AI vào các nhóm công việc tự động hóa, giúp tự động hóa các khâu trong vận hành E-Commerce; tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và hiệu suất kinh doanh; tạo trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa cho từng khách...
"Doanh nghiệp cần chuyển đổi số toàn diện trên 1 hệ thống, sau đó khi có công nghệ AI nào mới thì chỉ việc lấy trên hệ thống khung đó thôi. Nếu doanh nghiệp không có những phần mềm nền tảng như vậy, thì việc triển khai nhiều ứng dụng AI sẽ bị phân tán, thiếu liên kết", ông Thành nói.
Còn theo ông Đoàn Việt Dũng, CEO Hesman (sở hữu chuỗi 34 cửa hàng Shopdunk và 32 cửa hàng Samcenter) thì cho biết doanh nghiệp của ông hiện tại vận hành số lượng đơn hàng rất lớn, nhiều chi nhánh, nhiều gian hàng online. Do vậy, nhu cầu rất cao trong việc chuyển đổi số và ứng dụng AI.
"Ví dụ trong công tác mua hàng, hiện Hesman có hàng ngàn SKU (mã hàng) nên mỗi ngày đều cần đưa ra các quyết định nhập mặt hàng gì, nhập số lượng bao nhiêu để tối ưu được các chỉ số tồn kho tối thiếu, tồn kho tối đa, vốn nhập tồn thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo tối ưu được các chương trình khuyến mại từ nhà cung cấp. Do vậy, nếu những vấn đề này có sự hỗ trợ của AI thì sẽ rất hiệu quả và tiết kiệm thời gian. AI có thể đưa ra các phương án nhập hàng hiệu quả nhất, so sánh các phương án để nhà quản trị có được quyết định tốt nhất", ông Dũng nói.
Tại toạ đàm, Công ty cổ phần Công nghệ SandboxVN đã cho ra mắt phần mềm quản trị tổng thể SandboxVN với thông điệp “đồng hành cùng doanh nghiệp Việt vươn mình trong kỉ nguyên số”.
Theo ông Đỗ Thắng, CEO SandboxVN, trước đây các doanh nghiệp thường lựa chọn các phần mềm chuyển đổi số đáp ứng một mảng cụ thể để dễ dàng triển khai vào doanh nghiệp và chi phí hợp lý. Tuy nhiên sau khi triển khai, thì vướng phải vấn đề đồng bộ dữ liệu các phần mềm, một doanh nghiệp đôi khi phải dùng 3-4 phần mềm để chuyển đổi số hết được doanh nghiệp.
Do vậy, ông Thắng cho rằng doanh nghiệp hiện tại có xu hướng tìm kiếm các phần mềm có thể chuyển đổi số toàn diện cả 3 mảng là bán hàng, công việc và nhân sự. Điều này giúp CEO của các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm được tình hình kinh doanh, vận hành trên một màn hình báo cáo.
"Trên thực tế, có nhiều phần mềm trên thế giới đáp ứng được các nhu cầu trên, tuy nhiên giá cả rất đắt đỏ và thường các doanh nghiệp lớn mới có thể triển khai được tổng thể giải pháp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc triển khai một giải pháp lớn như vậy khó khăn về cả chi phí và mức độ phức tạp của phần mềm. Chính vì lý do đó, SandboxVN đã ra đời để giải quyết nhu cầu trên", ông Thắng nói.
Với việc ra mắt phần mềm SandboxVN, doanh nghiệp cũng phát động chiến dịch đồng hành cùng 1.000 doanh nghiệp trong năm 2025 để chuyển đổi số toàn diện và là nền tảng vững chắc sẵn sàng đón sóng AI, vươn mình phát triển.
(VNF) - Cầu Máy Chai (Cầu Hoàng Gia) nối khu đô thị trên đảo Vũ Yên và quận Ngô Quyền với tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng