Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chi phí giáo dục cá nhân cao kỷ lục
Theo dữ liệu do Cơ quan Thống kê Hàn Quốc tổng hợp, tổng chi phí cho giáo dục ngoài công lập, tức các lớp học ngoài giờ dành cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đứng ở mức 27.100 won (20,6 tỷ USD) vào năm 2023, đạt mức cao kỷ lục và tăng 4,5% so với năm 2022.
Học phí ngoại khóa trung bình hàng tháng của mỗi học sinh đạt 434.000 won, tăng 5,8% so với năm trước. Nếu tính cả những học sinh đăng ký vào các chương trình giáo dục tư nhân, chi phí mỗi tháng lên tới 553.000 won, đánh dấu mức tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ lệ học sinh tham gia giáo dục tư nhân, chẳng hạn như trường luyện thi (được gọi là “hagwon” trong tiếng Hàn), cũng tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ lên 78,5%.
Đối với học sinh tiểu học, tỷ lệ này lên tới 86%, đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông lần lượt là 75,4% và 66,4%.
Học sinh tại quốc gia này đã dành trung bình 7,3 giờ cho các chương trình giáo dục tư nhân mỗi tuần vào năm ngoái, bên cạnh chương trình giáo dục bắt buộc. Cụ thể, học sinh tiểu học dành 7,5 giờ, học sinh trung học cơ sở là 7,4 giờ và học sinh trung học phổ thông là 6,7 giờ, dữ liệu cho thấy.
Chi phí và số giờ học thêm, luyện thi tăng, trong khi thực tế là tổng số sinh viên tại Hàn Quốc trong năm 2023 giảm 1,3% so với cùng kỳ xuống còn 5,21 triệu người. Điều này phần nào cho thấy sự "ám ảnh" về việc học tại xứ sở kim chi, đi cùng với áp lực thi đỗ vào một trường đại học danh giá.
Một trong những quốc gia "ám ảnh" vì học hành
Tại một số quốc gia châu Á, việc học được các phụ huynh đặc biệt coi trọng, với hy vọng con cái mình có thành tích tốt, vào được một trường đại học tốt và kiếm được việc làm ổn định. Trong số đó, Trung Quốc - vì đặc trưng dân số đông dẫn tới tính cạnh tranh cao, và Hàn Quốc, là hai trong số những quốc gia bị coi là "phát cuồng" với việc học.
Tại những quốc gia này, nhiều phụ huynh và học sinh sẵn sàng chi những khoản tiền "khủng", dành hết thời gian rảnh rỗi để đi học thêm, với hy vọng có thể chiếm được ưu thế so với những người khác để đặt chân vào những trường đại học lớn.
Họ luôn quan niệm rằng vào được một trường đại học danh tiếng là điều cần thiết để đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong thị trường việc làm.
Vì Hàn Quốc được biết đến rộng rãi với sự nhiệt tình "vô bờ bến" đối với giáo dục, giáo dục tư nhân dần trở thành một vấn đề mang tính hệ thống và vô hình trung đã trở thành gánh nặng kinh tế với nhiều gia đình.
Theo số liệu của Statistic, chi phí cho giáo dục tư nhân tại Hàn Quốc liên tục tăng trưởng qua các năm. Ví dụ, năm 2022, tổng chi tiêu cho giáo dục tư nhân ở Hàn Quốc đã tăng lên gần 26.000 tỷ won, tăng từ khoảng 23.400 tỷ won của năm 2021. Trong đó, các hộ gia đình ở Hàn Quốc có thu nhập hàng tháng từ 8 triệu won trở lên đã chi trung bình 648.000 won/tháng cho việc học thêm của con họ. Chi tiêu trung bình hàng tháng cho mỗi học sinh ở Hàn Quốc cho giáo dục tư nhân là khoảng 410.000 won trong năm đó.
Nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh thấp
Gánh nặng giáo dục tư nhân cũng bị cho là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh cực thấp của đất nước. Tổng tỷ suất sinh của Hàn Quốc, tức là số lần sinh trung bình dự kiến của một phụ nữ trong đời, đã giảm xuống mức thấp kỷ lục hàng quý là 0,65 vào quý IV/2023.
Theo đó, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra các biện pháp để hạn chế chi phí giáo dục tư gia tăng, giảm bớt áp lực kinh tế cho người dân.
Năm ngoái, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố sẽ loại bỏ những câu hỏi phức tạp - còn được gọi là "câu hỏi sát thủ", khỏi kỳ thi tuyển sinh đại học và đưa thêm nhiều câu hỏi vào chương trình giảng dạy tại các trường công lập.
Ngoài ra, chính quyền nước này cũng cam kết tăng cường giám sát và trấn áp các tập đoàn giáo dục tư nhân.
Xem thêm >> 'Ông lớn' Hàn Quốc treo thưởng 75.000 USD cho người lao động mỗi lần sinh con
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.