'Ăn miếng trả miếng': Trung Quốc ra đòn nhỏ, loạt hãng lớn EU lao đao

Linh Anh - 06/01/2024 08:26 (GMT+7)

(VNF) - Trung Quốc đang tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm rượu như rượu mạnh từ Liên minh châu Âu (EU), được coi như một động thái đáp trả sau khi khối này mở cuộc điều tra vào mùa thu năm ngoái về trợ cấp xe điện nhằm vào Bắc Kinh.

VNF
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhau thử rượu vang.

Đòn "trả đũa" vì cuộc điều tra của EU?

Cuối tuần trước, Bộ Thương mại Trung Quốc cuối tuần trước cho biết cuộc điều tra của Trung Quốc sẽ tập trung vào các sản phẩm rượu mạnh được đóng trong các thùng chứa nhỏ hơn 200 lít từ EU.

Theo Bloomberg, Bắc Kinh đã khởi động cuộc điều tra do đơn khiếu nại của một hiệp hội rượu trong nước nhắm vào sản phẩm rượu cognac của Pháp - một sản phẩm nhập khẩu có khả năng sinh lời cao cho nhà sản xuất như Pernod Ricard SA và Remy Cointreau SA.

Cuộc điều tra diễn ra 3 tháng sau khi Ủy ban châu Âu bắt đầu điều tra xem liệu trợ cấp cho các nhà sản xuất xe điện từ chính phủ Trung Quốc có bất công hay không. Được biết, Pháp là quốc gia ủng hộ chính cho cuộc điều tra của Liên minh châu Âu.

Cuộc điều tra của Bắc Kinh giáng một đòn khác vào mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc, khi hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc vào tháng 12/2023 đã kết thúc không có kết quả thực chất.

Nó cũng sẽ phủ bóng đen lên chuyến thăm cấp nhà nước tới Bắc Kinh vào tuần tới của Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, người đã đảm nhận vị trí lãnh đạo Hội đồng EU trong tháng này. Nhà lãnh đạo Bỉ dự kiến ​​gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tuần này. 

Mặc dù vậy, đây chỉ được coi là đòn "trả đũa" nhẹ nhàng của Bắc Kinh, vì ngành công nghiệp rượu mạnh là một nhánh nhỏ trong quy mô xuất nhập khẩu của nước này. Để so sánh, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,57 tỷ USD rượu mạnh từ rượu nho chưng cất từ ​​EU tính tới tháng 11/2023, trong khi xuất khẩu số xe điện trị giá khoảng 12,7 tỷ USD sang EU trong cùng thời gian.

Người phát ngôn Olof Gill cho biết Ủy ban châu Âu (EC) đang đánh giá các tài liệu mà họ nhận được và sẽ can thiệp “khi thích hợp, với sự hợp tác chặt chẽ với ngành công nghiệp EU có liên quan”.

“Chúng tôi tự tin rằng các sản phẩm và hoạt động thương mại của chúng tôi tuân thủ đầy đủ các quy định của Trung Quốc và quốc tế cũng như các quy định của EU và Trung Quốc sẽ tìm ra cách mang tính xây dựng để giải quyết mọi tranh chấp song phương, như đã từng xảy ra trong quá khứ về các vấn đề khác”, Valerie Mabin, người phát ngôn của nhà sản xuất rượu cognac BNIC, cho biết.

Bruce Pang, nhà kinh tế trưởng tại Jones Lang LaSalle Inc, cho biết: “Pháp bị ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc điều tra về rượu mạnh. Trung Quốc đang cố gắng gây thêm áp lực lên quốc gia ủng hộ lớn nhất cho cuộc điều tra xe điện Trung Quốc của EU”.

“Trung Quốc đang cho châu Âu thấy sự trả đũa sẽ như thế nào nếu nước này áp thuế đối với xe điện của Trung Quốc. Động thái này sẽ tác động nặng nề nhất đến các nước sản xuất rượu vang như Pháp - và đó có lẽ không phải ngẫu nhiên. Chính phủ của Tổng thống Macron là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất cuộc điều tra chống trợ cấp của EU đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc”, Noah Barkin, cố vấn cấp cao tại Rhodium, cho biết.

"Đòn nhỏ" của Bắc Kinh, "sóng lớn" với các doanh nghiệp rượu EU

Tin tức về cuộc điều tra đã khiến cổ phiếu của Remy Cointreau sụt giảm tới 12,5% ở Paris trong khi Pernod Ricard giảm tới 5,6%. Các công ty này bán rượu cognac của Pháp ở Trung Quốc dưới các nhãn hiệu như Remy Martin và Martell.

Thị trường Trung Quốc hiện chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của Pernod, trong đó khoảng 8% là rượu cognac. Nước này cũng là "khách hàng lớn" cho các thương hiệu rượu châu Âu khác - vốn đang phải "vật lộn" với sự sụt giảm mạnh về nhu cầu từ Mỹ.

Theo Daxue Consulting, một công ty tư vấn có trụ sở tại Trung Quốc, cho đến nay, Pháp là nguồn cung cấp đồ uống có cồn lớn nhất được nhập khẩu vào Trung Quốc, chiếm 37,2% vào năm 2022. Nước xuất khẩu lớn thứ hai là Anh thậm chí còn không đạt được mức 10%. 

Trong phân khúc rượu mạnh, Pháp chiếm 99% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc. 

Mặc dù vậy, rượu ngoại mạnh vẫn chỉ là một nhánh nhỏ tại thị trường tỷ dân vẫn đang chuộng loại rượu trắng, được gọi là "bạch tửu", ví dụ như Mao Đài.

Với việc rượu cognac được coi là sản phẩm cao cấp ở Trung Quốc được bán với giá cao hơn nhiều so với rượu địa phương, phí bán phá giá là “khá căng thẳng”, Gilles Guibout, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Axa Investment Managers ở Paris. 

Xem thêm >> 'Mặt trời nhân tạo' của Trung Quốc: Mở ra nguồn năng lượng vô hạn, chưa nước nào có

Theo Bloomberg, Euro News, Politico
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải thực hiện nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ, tuân thủ pháp luật về phòng chống rửa tiền.

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

(VNF) - Sau thời gian nhận cọc sớm, mức giá bán chính thức dành cho xe điện VinFast VF 3 (thuê pin) là 240 triệu đồng và 322 triệu đồng (kèm pin).

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

(VNF) - Tính đến ngày 2/5/2024, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là 199 chiếc, trong đó số lượng tàu bay đang khai thác thực tế dao động từ 165-170 chiếc.

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

(VNF) - Trần Văn Miên với vai trò cầm đầu đường dây sản xuất, tiêu thụ tiền giả bị tòa tuyên mức án chung thân.

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Gia nhập Hoàng Anh Gia Lai từ tháng 3/1994, ông Nguyễn Chí Thắng bất ngờ xin từ nhiệm sau 30 năm gắn bó với doanh nghiệp này.

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

(VNF) - Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư - thi công - quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) khẳng định các khoản nợ dài hạn là vấn đề rất bình thường và lịch trả nợ đã được doanh nghiệp sắp xếp phù hợp.

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

(VNF) - Khác với dự báo của giới phân tích thời điểm đầu năm, doanh thu tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý I.

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

(VNF) - Khi cuộc khủng hoảng ngành y tế tại Hàn Quốc vẫn đang trong tình thế giằng co, ngày càng có nhiều bệnh viện tại nước này gặp khó khăn về tài chính.

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

(VNF) - Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã có kháng cáo về việc bị tòa tuyên buộc trả 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan.

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

(VNF) - Ông Park Won Sang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam dự báo, FED và ECB sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024, thị trường tài chính nhờ đó sẽ hưởng lợi. Việc điều hành vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là tỷ giá và lãi suất sẽ “dễ thở” hơn.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.