Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Kể từ sau đại dịch Covid-19, chính quyền Bắc Kinh đã nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp, kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua các chương trình cho vay giá rẻ. Tuy nhiên, tính đến nay, nỗ lực đẩy tiền rẻ vào nền kinh tế của Trung Quốc đang diễn ra chậm chạp trong bối cảnh ngân hàng lo ngại rủi do tín dụng còn doanh nghiệp hạn chế vay nợ khi kinh tế trì trệ.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã sử dụng các chương trình cho vay ưu đãi để đạt được các mục tiêu chính sách, hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt là sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc triển khai hơn 10 chương trình cho vay ngắn hạn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất với tổng giá trị lên tới hơn 5,3 nghìn tỷ NDT (tương đương 744 tỷ USD).
Tháng 1/2023, Trung Quốc tung thêm 3 chương trình cho vay ưu đãi nhằm phân bổ 230 tỷ USD cho các công ty phát triển nhà ở xã hội, các công ty bất động sản, các công ty tư nhân đang gặp khó khăn.
Hai chương trình cho vay giá rẻ khác được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hỗ trợ để cung cung cấp tín dụng trị giá 240 tỷ NDT cho các dự án bất động sản đang bị đình trệ và các viện dưỡng lão. Ngoài ra PBoC còn có một chương trình cho vay ưu đãi nữa dành cho lĩnh vực hậu cần.
Tuy nhiên, hầu hết các chương trình này vẫn chưa giải ngân hết hạn mức cho vay. Theo dữ liệu chính thức, 7 trong số 14 chương trình cho vay giá rẻ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc giải ngân chưa đến 50% hạn mức cho vay kể từ khi bắt đầu triển khai vào năm 2020. Các chương trình cho vay ưu đãi còn lại cũng chỉ giải ngân được khoảng 62 – 87% hạn mức cho vay.
Tình trạng giải ngân chậm chạp của các chương trình cho vay giá rẻ phần nào phản ánh những khó khăn mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang đối mặt. Dựa trên nguồn tin từ bốn ngân hàng thương mại của Trung Quốc, các ngân hàng này không muốn tham gia vào các chương trình cho vay giá rẻ bởi các chương trình này chỉ hướng đến các ngành có rủi ro tín dụng đáng kể, nhất là bất động sản.
Thách thức lớn của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc là xác định các doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn. Tuy nhiên khi nền kinh tế bị kìm hãm bởi khủng hoảng bất động sản và niềm tin của khu vực tư nhân sụt giảm, các ngân hàng thương mại vẫn chưa sẵn sàng nới lỏng tiêu chí cho vay.
“Chúng tôi đưa ra quyết định cho vay dựa trên việc liệu khách vay có thể trả được nợ hay không. Chúng tôi không thể thúc đẩy lợi ích chung bằng cách gây thiệt hại cho chình mình”, một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, chia sẻ.
Nhu cầu vay vốn của nhiều doanh nghiệp cũng suy yếu đáng kể. Một quỹ cho vay với lãi suất ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhỏ, trị giá 40 tỷ NDT, mới chỉ phân phối được 22 tỷ NDT kể từ khi bắt đầu triển khai vào tháng 3/2023. “Các chủ doanh nghiệp lo ngại việc vay vốn trong khi nền kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi”, một lãnh đạo của ngân hàng thương mại Zhongyuan cho biết.
Bất chấp tình trạng giải ngân ngân chậm chạp và những tranh cãi rằng chương trình cho vay lãi suất thấp không có hiệu quả, Bắc Kinh vẫn đang đẩy mạnh các chương trình cho vay ưu đãi có mục tiêu.
Bộ phận chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đánh giá, chính sách này đã giúp phục hồi nền kinh tế và thúc đẩy các xung lực tăng trưởng mới.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.