Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trước sức ép tăng lãi suất của Fed, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phản ứng bằng cách tăng tất cả các lãi suất điều hành thêm 1%. Cùng lúc, các ngân hàng cũng liên tục tăng lãi suất huy động khi các kỳ hạn trên sáu tháng có ngân hàng áp dụng lãi suất huy động lên gần 8%/năm.
Để đánh giá rõ hơn tác động của việc nâng lãi suất lần này cần xem xét cách phản ứng của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) trong bối cảnh Chính phủ đang yêu cầu các tổ chức tín dụng phấn đấu giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp đang phục hồi sau đại dịch.
Có thể thấy các NHTM thực tế đang đứng trước nhiều áp lực, đặc biệt trong môi trường lãi suất tăng cao việc cho vay sẽ trở nên rủi ro hơn và biến lợi nhuận giảm. Hơn nữa, trong bối cảnh chính sách tiền tệ thận trọng để kiểm soát chặt chẽ lạm phát thì nhiều khả năng room tín dụng cho năm sau sẽ khó tăng trưởng so với mức 14% của năm nay. Điều này đặt ra câu hỏi, các NHTM cần làm gì để duy trì biên lợi nhuận trong môi trường kinh doanh hiện tại?
Thứ nhất chính là việc tối ưu chi phí của ngân hàng, bao gồm hai cấu phần chính: chi phí vốn và chi phí hoạt động. Trong khi chi phí vốn có thể được tiết giảm thông qua huy động vốn với giá hợp lý từ các nguồn uy tín trên toàn thế giới, việc chú trọng vào mũi nhọn công nghệ và số hóa chính là mũi tên hai đích: vừa có thể thu hút khách hàng để cải thiện CASA qua đó kiểm soát chi phí vốn, đồng thời lại có thể tiết giảm chi phí hoạt động.
Tuy nhiên việc này lại mang tính cam kết cao, cần liên tục hoàn thiện và nâng cấp với tầm nhìn tạo năng lực lõi trong trung dài hạn mà không phải việc có thể hoàn thành ngay. Điều này hàm ý rằng các ngân hàng đã tập trung vào mũi nhọn số hóa từ trước sẽ được hưởng lợi thế cạnh tranh nhất định.
Đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), ngân hàng đã nỗ lực kiểm soát tốt cả hai cấu phần chi phí: các thương vụ vay hợp vốn từ các tổ chức uy tín như SMBC, Jica, ADB ... cho phép ngân hàng kiểm soát tốt chi phí vốn trong bối cảnh lãi suất đầu vào trong nước đang trong xu hướng gia tăng.
Bên canh đó, gọng kìm công nghệ cho phép ngân hàng thu hút thêm khách hàng mới để tăng trưởng CASA đồng thời nỗ lực số hóa ngân hàng đã đem đến quả ngọt và giúp ngân hàng cải thiện mạnh mẽ trong việc quản lý chi phí hoạt động đưa mức tỷ lệ chi phí/thu nhập hoạt động (CIR) giảm từ gần 58% trong 2012 xuống còn 20,6% trong quý II/2022 (sau khi loại bỏ khoản thu nhập bất thường từ thương vụ với AIA tỷ lệ này là 25%), đây được xem là mức CIR thuộc nhóm thấp nhất toàn ngành hiện tại.
Ngoài ra, nỗ lực số hóa ngân hàng đã đem đến nhiều kết quả đáng khích lệ ở cả mảng giao dịch số và giải ngân thế chấp cũng như tín chấp. Chuyển đổi số toàn diện sẽ phục vụ cho tầm nhìn trở thành ngân hàng bán lẻ số 1 Việt Nam trong giai đoạn 2022-2026 của VPBank.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.