Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
SeABank là một trường hợp "lung linh" tiêu biểu. Quý I/2020, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này tăng gấp đôi lên 308 tỷ đồng. Thực tế thì lực đẩy lợi nhuận không xuất phát từ mảng kinh doanh cốt lõi là tín dụng khi thu nhập lãi thuần từ mảng này thậm chí còn giảm 2,7% trong kỳ.
Lực đẩy đáng kể nhất là từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư khi đem về 101 tỷ đồng lãi thuần (tăng gấp 31 lần) và các hoạt động khác khi đem về 159 tỷ đồng lãi thuần (tăng gấp 30 lần), đều mang tính đột biến.
Tương tự SeABank, VietABank và VietBank cũng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận bằng lần trong quý I/2020. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế quý vừa qua của hai ngân hàng này lần lượt đạt 80,8 tỷ đồng và 230 tỷ đồng, tăng gấp 3,7 lần và 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Với VietABank, lực đẩy đến từ cả hoạt động tín dụng lẫn phi tín dụng (kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán đầu tư); trong khi VietBank thì khá giống với SeABank khi thu nhập lãi thuần từ tín dụng tăng trưởng âm, lực đẩy đến từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư và các hoạt động khác.
Trong số các ngân hàng lớn, VPBank là trường hợp ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng. Với mức tăng lên đến 63%, lợi nhuận trước thuế quý vừa qua của ngân hàng này đạt 2.911 tỷ đồng. Số liệu tài chính cho thấy lực đẩy từ hoạt động tín dụng không quá mạnh (thu nhập lãi thuần tăng 14,2%), công thức chung vẫn là ghi nhận tăng trưởng đột biến ở mảng mua bán chứng khoán đầu tư và các hoạt động khác. Ngoài ra, mảng mua bán chứng khoán kinh doanh cũng đem về lãi thuần đột biến.
Hay như VIB, ngân hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận cao, 33% trong quý I, vượt 1.000 tỷ đồng nhờ nguồn thu từ hoạt động tín dụng tăng tốt.
Cũng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận trước thuế dương nhưng không quá cao là các trường hợp của ACB (tăng 12,8%), LienVietPostBank (tăng 18%), NCB (12,5%), TPBank (18,4%). Ngoại trừ LienVietPostBank thì 3 ngân hàng còn lại đều tăng trưởng tốt ở mảng tín dụng.
Trong quý I/2020, khá nhiều ngân hàng báo lãi suy giảm, đầu tiên phải kể đến trường hợp của Vietcombank. Tăng trưởng khá yếu ở các mảng kinh doanh, đặc biệt là mảng tín dụng là nguyên nhân trọng yếu. Thêm vào đó, việc tăng gần gấp rưỡi chi phí dự phòng rủi ro cũng tác động thêm, khiến lợi nhuận trước thuế quý vừa qua của Vietcombank giảm 11,1%, còn 5.222 tỷ đồng.
Bên cạnh Vietcombank, Sacombank cũng ghi nhận sự suy giảm về lợi nhuận. So với quý I/2019, lợi nhuận trước thuế quý vừa qua của ngân hàng này đã giảm 6,9%, tuy vậy, tăng trưởng ở mảng tín dụng vẫn ở mức khá. Chí phí hoạt động tăng khá cao, trên 20%, là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến lợi nhuận suy giảm.
Một số ngân hàng khác cũng ghi nhận sự thụt lùi về lợi nhuận có thể kể đến như BacABank (giảm 27%), Kienlongbank (giảm 23%), NamABank (giảm 53%), Saigonbank (giảm 31%).
Có một xu hướng không mấy khả quan bao phủ lên cả các ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận lẫn suy giảm lợi nhuận trong quý I/2020 là việc biên lợi nhuận gộp mảng tín dụng suy giảm đáng kể do chi phí huy động (thể hiện qua chi phí lãi) tăng cao hơn doanh thu tín dụng (thể hiện qua thu nhập lãi).
Điều này nhiều khả năng là do ảnh hưởng từ các động thái hạ lãi suất liên tiếp dưới sự chỉ đạo từ Ngân hàng Nhà nước.
Trong quý II/2020, mức độ tác động từ xu hướng hạ lãi suất được dự báo sẽ còn mạnh hơn, cộng thêm ảnh hưởng lớn từ Covid-19 (như miễn giảm lãi vay, tăng trưởng dư nợ cho vay suy yếu, gia tăng trích lập dự phòng nợ xấu...) và dư địa ít hơn trong việc ghi nhận lợi nhuận đột biến (do đã ghi nhận nhiều trong quý I) sẽ khiến lợi nhuận toàn ngành ngân hàng diễn biến tiêu cực hơn nhiều so với quý I.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.