Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri liên quan đến việc đẩy nhanh tiến độ mở rộng làn đường cao tốc TP. HCM - Long Thành và sớm triển khai thực hiện đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Theo đó, về việc mở rộng làn đường cao tốc TP. HCM - Long Thành, Bộ GTVT cho biết theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây được quy hoạch với quy mô 10 làn xe.
Dự án xây dựng đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe đã được Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đầu tư và đưa vào khai thác năm 2016.
Theo Bộ GTVT, từ khi đưa vào khai thác đến nay, lưu lượng phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến cao tốc này liên tục tăng cao (trung bình khoảng 10,45%/năm). Theo tính toán, phạm vi cao tốc từ TP. HCM (nút giao An Phú) đến Long Thành (nút giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) dài khoảng 26km đã khai thác vượt so với năng lực thông hành của tuyến, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải.
Do vậy, Bộ GTVT cho rằng việc đầu tư mở rộng đoạn tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành là rất cần thiết và cấp bách, đặc biệt là khi cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đưa vào khai thác cuối năm 2025.
Trên cơ sở đề xuất của VEC và ý kiến của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về việc giao VEC tự huy động vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng dự án cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây theo quy hoạch, Bộ GTVT cho biết đã báo cáo Thủ tướng xem xét, giao VEC nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng dự án.
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị VEC chủ động nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư dự án, trình Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cấp có thẩm quyền theo quy định.
"Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với VEC, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị đầu tư, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án để sớm thực hiện mở rộng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực", Bộ GTVT nhấn mạnh.
Trước đó vào tháng 10 năm ngoái, VEC đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT giao nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Theo khái toán sơ bộ, tổng mức đầu tư mở rộng dự án hơn 14.700 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng ước gần 10.800 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng gần 800 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác khoảng hơn 1.000 tỷ đồng; chi phí dự phòng hơn 2.100 tỷ đồng.
VEC nhìn nhận việc sử dụng ngân sách nhà nước sẽ làm tăng trần nợ công trong khi lại đang tập trung nguồn lực để thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam và một số dự án trọng điểm khác nên khả năng bố trí ngân sách là rất khó.
Đối với phương án đầu tư theo hình thức PPP (hợp đồng BOT hoặc BOO), VEC cũng phân tích tuy giúp ngân sách nhà nước không bị áp lực, song hình thức này vẫn đòi hỏi bố trí nguồn vốn đầu tư công.
Trên cơ sở đó, VEC kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải tải chấp thuận cho VEC được nghiên cứu đầu tư mở rộng dự án cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây theo hình thức tự huy động vốn để thực hiện bởi vốn điều lệ của VEC dự kiến tăng lên hơn 49.562 tỷ đồng, đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn vốn để thực hiện đầu tư các dự án.
VEC cho rằng phương án VEC tự đầu tư theo hình thức tự huy động vốn sẽ đảm bảo thời gian triển khai dự án nhanh chóng, đáp ứng tiến độ đưa vào sử dụng từ quý I/2026. Theo VEC, phương án này cũng không phải báo cáo Quốc hội về việc chấp thuận chủ trương đầu tư, rút ngắn được thời gian thực hiện dự án.
Về tiến độ triển khai thực hiện đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Bộ GTVT cho biết dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 53,7km được chia làm 3 dự án thành phần (dự án thành phần 1 dài 16km do UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản; dự án thành phần 2 dài 18,2km qua tỉnh Đồng Nai do Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản; dự án thành phần 3 dài 19,5 km do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm cơ quan chủ quản).
Đến nay, các dự án thành phần đã được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và đang triển khai công tác thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, tiến độ triển khai dự án thành phần 1 và công tác giải phóng mặt bằng của dự án thành phần 2 do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức thực hiện còn chậm so với kế hoạch, dự án thành phần 1 tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo tiến độ khởi công trước ngày 30/6/2023 theo nghị quyết của Chính phủ.
Để triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai có ý kiến với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương liên quan quyết liệt, tích cực, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án thành phần 1 và công tác giải phóng mặt bằng của dự án thành phần 2, đảm bảo đủ điều kiện khởi công theo kế hoạch.
Bộ GTVT cũng đề nghị địa phương sớm chấp thuận vị trí, diện tích bãi đổ thải, mỏ vật liệu phục vụ cho dự án và xem xét cấp phép nâng công suất các mỏ vật liệu đảm bảo đủ nguồn vật liệu cho việc thi công dự án đúng tiến độ, đồng thời, đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tăng cường công tác giám sát trong quá trình thực hiện dự án.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.