'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Cơn sốt giá cau tại Trung Quốc lan sang Việt Nam gần đây khiến ngành sản xuất cau của đất nước tỷ dân nhận được sự chú ý.
Tại Trung Quốc, dù đã xuất hiện từ rất lâu trong các nghi lễ truyền thống, đến thế kỷ XX, cau đã được mở rộng ra tiêu thụ đại trà. Sau những năm 1990, ngành sản xuất cau của Trung Quốc bước vào thời kỳ công nghiệp hóa với hàng loạt sản phẩm được sản xuất từ cau thô. Sau thời gian phát triển, cau đã trở thành một ngành kinh tế tiềm năng của thị trường tỷ dân.
Hội nghị thượng đỉnh về công nghệ quản lý và trồng cau Trung Quốc diễn ra tháng 9 vừa qua, ông Cát Kiến Bang, nhà khoa học trưởng của hệ thống công nghệ ngành công nghiệp cau ở tỉnh Hải Nam cho biết tổng giá trị của toàn chuỗi sản phẩm cau đã đạt 120 - 130 tỷ nhân dân tệ (17 - 18 tỷ USD), cho thấy tiềm năng kinh tế của ngành này.
Trước đây, tại Trung Quốc, cau được sử dụng như một loại dược liệu quan trọng, có tác dụng chống lão hóa, chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa, hạ đường huyết... Những hạt cau non, có hạt chưa định hình hoặc rất nhỏ, được thu thập, luộc, sấy khô và chế biến thành kẹo. Loại kẹo này, nổi tiếng với hương vị ngọt nhẹ và cay, được ưa chuộng vào mùa đông vì có đặc tính làm ấm và giảm đau họng.
Bên cạnh đó, tại quốc gia này, cau còn được sử dụng làm nguyên liệu trong các sản phẩm như kẹo cao su, nước tăng lực, đồ ăn vặt... Một trong những thương hiệu sản phẩm làm từ cau nổi tiếng là Khẩu Vị Vương, đơn vị dẫn đầu ngành từ năm 2021 đến 2023 đã bán được 1,13 tỷ gói kẹo cau, với giá mỗi gói 30 - 100 nhân dân tệ (tương đương 4 - 14 USD/gói).
Theo Cổng thông tin tỉnh Hồ Nam, cau Trung Quốc được sản xuất ở Hải Nam nhưng chủ yếu được chế biến và tiêu thụ ở Hồ Nam. Từ món ăn đặc sản địa phương ban đầu của Tương Đàm (Hồ Nam) đến nay, kẹo cau đã phổ biến ở 23 tỉnh, thành phố Trung Quốc như Quảng Đông, Thượng Hải và Bắc Kinh...
Theo số liệu thống kê năm 2020 của The Paper, doanh số bán các sản phẩm liên quan đến cau tại Trung Quốc đã tăng 20% hàng năm.
Báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc (CNFIA) cũng cho biết lĩnh vực sản xuất hạt cau đã chứng kiến sản lượng tăng 12% trong năm nay. Đà tăng trưởng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phổ biến của hạt cau trong các phong tục truyền thống, đặc biệt là ở các khu vực phía Nam như Hải Nam và Quảng Đông.
CNFIA dự báo lĩnh vực sản xuất cau sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 10%/năm trong 3 năm tới, có khả năng đạt quy mô thị trường 4 triệu tấn vào năm 2027. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu cau dự kiến cũng mở rộng, với dữ liệu hiện tại cho thấy xuất khẩu hạt cau đã tăng 15% trong nửa đầu năm 2024.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của cau Việt Nam
Theo Tridge, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cau chính của Việt Nam. Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 5,13 triệu USD giá trị loại quả này sang Trung Quốc. Ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác nhập khẩu các sản phẩm từ cau lớn thứ 2 của Trung Quốc, chỉ sau Indonesia (với 5,66 triệu USD).
Chính bởi mối quan hệ chặt chẽ này, tình trạng giảm năng suất và sản lượng cau của Trung Quốc đã ảnh hưởng tới cả thị trường Việt Nam. Theo đó, cùng với cơn sốt giá ở đảo Hải Nam, giá cau ổn định trong 6 tháng đầu năm tại Việt Nam lập tức lập đỉnh lên đến 85.000 - 100.000 đồng/kg vào tháng 9 tại một số tỉnh như Quảng Ngãi, Quảng Nam do thương lái Trung Quốc thu mua mạnh.
Theo Báo cáo của Trung tâm Giám sát giá tỉnh Hải Nam, ngày 18/10, giá mua cau trung bình tại địa phương này tăng lên mức 44,27 nhân dân tệ/jin (tương đương hơn 310.000 đồng/kg), tăng tới hơn 175% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến ngày 25/10, giá cau trung bình giảm còn 33,75 tệ/jin (236.000 đồng/kg). Theo đó, giá cau Việt Nam cũng lao dốc từ 85.000 đồng/kg xuống 25.000 đồng/kg.
Ngoài việc ảnh hưởng đến giá bán thu mua tại vườn, các sản phẩm từ ngành sản xuất cau Trung Quốc cũng đang được tiêu thụ rất nhiều ở thị trường Việt Nam. Trên các sàn thương mại điện tử và các cửa hàng bán lẻ, kẹo cau Trung Quốc được rao bán la liệt với giá phổ biến 60.000 - 200.000 đồng/gói, tùy trọng lượng và thương hiệu.
Theo ông Cát Kiến Bang, bên cạnh việc phát triển nhanh chóng, ngành trồng cau cũng đang đối mặt nhiều thách thức. Hiện nay, ngành chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chính sách, bệnh vàng lá, khí hậu, diện tích trồng không ngừng tăng nhưng năng suất trên một đơn vị diện tích lại giảm. Đặc biệt, sự lây lan của bệnh vàng lá cau đã hạn chế nghiêm trọng sự phát triển lành mạnh của ngành và trở thành nút thắt kỹ thuật cần được giải quyết khẩn cấp.
Tuần báo Miền Nam, miêu tả căn bệnh này khiến huyện Vạn Ninh từ vị thế vùng trồng cau lớn nhất nhì đảo Hải Nam đã rớt xuống vị trí thứ tư dù người dân trồng lại diện tích mới thay thế. Căn bệnh đã xuất hiện từ năm 1981 nhưng đến nay các nhà khoa học và quản lý vẫn chưa tìm ra cách khắc phục, thậm chí chưa thống nhất được nguyên nhân gây bệnh.
Ông Trần Ngọc Tuấn, nhà nông học cấp cao tại Trạm Bảo vệ Thực vật tỉnh Hải Nam, trong báo cáo tại Hội nghị thượng đỉnh về ngành cau hồi tháng 9 thống kê, tại Hải Nam, 60% số cau đang ở tình trạng năng suất thấp, mỗi cây cho năng suất từ 5 đến 25 kg. Cây cau năng suất cao chỉ chiếm 5%, trọng lượng trung bình khoảng 41 - 60 kg mỗi cây.
Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng với việc áp dụng các phương pháp quản lý trồng trọt khoa học, sử dụng hợp lý phân bón và thuốc, sản lượng cau của Hải Nam vẫn có tiềm năng tăng trưởng lớn.
Thách thức khác với ngành cau là lo ngại về sức khỏe từ phía người tiêu dùng và chính sách. Từ năm 2003, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư (IARC) của Tổ chức Y tế thế giới WHO đã liệt kê chất arecoline, thành phần của quả cau vào chất gây ung thư.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.