Toàn cảnh Sân vận động Chi Lăng đang thế chấp ngân hàng vay nghìn tỷ
(VNF) - Đà Nẵng sẽ điều chỉnh sân vận động Chi Lăng từ đất thể thao thành đất thương mại dịch vụ và đấu giá toàn bộ dự án để thi hành án.
Thời gian gần đây, cau tươi tăng giá liên tục, ghi nhận mức kỷ lục lịch sử, gấp khoảng 8 lần năm ngoái. Người dân ở các vùng trồng cau của Quảng Nam, Quảng Ngãi… thu hoạch quả bán được giá 40.000 đồng/kg thời điểm đầu vụ, sau đó vọt lên 80.000 - 90.000 đồng/kg. Đáng chú ý, cùng kỳ năm ngoái giá cau tươi có lúc chỉ dao động từ 5.000 - 7.000 đồng/kg.
Giá cau khô những ngày qua các lò bán ra cũng vọt lên mức 500.000 - 570.000 đồng/kg.
Nguyên nhân giá cau tăng phi mã và lập kỷ lục lịch sử là bởi Trung Quốc đẩy mạnh gom mua.
Nhờ đó, người nông dân trồng cau cũng trúng đậm chưa từng có. Nhiều người còn ví “cau đắt như vàng”, bởi bán 1 tấn cau tươi có thể mua được 1 lượng vàng. Vì thế, không ít nông dân chi tiền lắp hàng chục camera ở quanh vườn cau nhà mình để chống “cau tặc”.
Trong khi đó, thương lái khắp nơi đổ về các làng quê của Quảng Nam, Quảng Ngãi lùng sục thu mua cau tươi xuất sang thị trường Trung Quốc.
Thế nhưng, sau khi lập kỷ lục lịch sử, giá cau tươi bắt đầu lao dốc không phanh. Từ mức 85.000 - 90.000 đồng/kg, giá loại quả này giảm nhanh về mức 60.000 -70.000 đồng/kg. Đáng chú ý, một số lò cau còn ngừng mua hàng.
Theo các thương lái, giá cau giảm mạnh là do phía đối tác Trung Quốc đã nhập đủ số lượng hàng cần để sản xuất nên họ ngừng mua. Thế nên, những ngày tiếp theo khả năng cao đà lao dốc của giá cau vẫn tiếp tục.
Liên quan về vấn đề giá cau lao dốc không phanh, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN - PTNT) cho rằng, giá tăng sau đó giảm mạnh đã thành “công thức”.
Ông nhấn mạnh, “công thức” này lặp đi lặp lại với mặt hàng xuất khẩu tiểu ngạch. Theo đó, cau là mặt hàng có thị trường rất hẹp, hiện chỉ mới xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Do đó, vài năm nay câu chuyện cau giá tăng cao và rồi giảm mạnh cũng xảy ra nhiều lần.
Thực tế, cuối năm 2022, giá cau cũng tăng vọt lên 60.000 đồng/kg. Ngay sau đó, loại quả này giảm còn 3.000 - 4.000 đồng/kg khi Trung Quốc ngừng mua.
Cơ quan chức năng ngành nông nghiệp, địa phương cũng đã đưa ra nhiều khuyến cáo với các loại cây trồng. Thế nhưng, nông dân mình mắc bệnh “hay quên” nên câu chuyện sau tăng giá là giảm mạnh, hay điệp khúc trồng rồi chặt vẫn cứ xảy ra.
“Không riêng gì với cau, chúng ta đã có quá nhiều bài học từ hồ tiêu, thanh long, cam… và sắp tới rất có thể xảy ra với cả sầu riêng”, ông Cường nói.
Bộ NN-PTNT đã nhiều lần khuyến cáo và định hướng, song quyết định trồng hay không lại nằm ở nông dân. Còn giá cả phải theo quy luật thị trường, thương lái không thu mua nữa, giá giảm thì cơ quan chức năng không can thiệp được.
Tại Trung Quốc, cau non được sử dụng để làm kẹo. Loại kẹo này rất phổ biến tại quốc gia tỷ dân, đặc biệt ở vùng lạnh nhờ có công dụng chống viêm họng và giữ ấm cơ thể.
Dù vậy, lãnh đạo Cục Trồng trọt cho rằng, muốn phát triển cây cau bền vững phải có định hướng, trồng ở những vùng có lợi thế. Đặc biệt, phải có ký kết mua bán một cách bài bản với phía đối tác Trung Quốc. Còn buôn bán tiểu ngạch sẽ nhiều rủi ro.
(VNF) - Đà Nẵng sẽ điều chỉnh sân vận động Chi Lăng từ đất thể thao thành đất thương mại dịch vụ và đấu giá toàn bộ dự án để thi hành án.