Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Center for Responsive Politics (CRP), tổ chức độc lập chuyên theo dõi hoạt động chi tiêu trong chính trị ở Mỹ, ước tính kỳ bầu cử Mỹ năm nay có thể ngốn chi phí gần 14 tỷ USD, trở thành kỳ bầu cử đắt đỏ nhất trong lịch sử nước này.
Báo cáo của CRP cho thấy con số này cao hơn gấp đôi so với chi phí trong cuộc bầu cử năm 2016. Dự báo đến ngày bầu cử 3/11 tới, cuộc tranh cử tổng thống sẽ có tổng chi phí là 6,6 tỷ USD, trong khi cuộc tranh cử vào Quốc hội Mỹ sẽ tốn hơn 7 tỷ USD.
Phần lớn số tiền bỏ ra được chi cho quảng cáo truyền hình, trong đó quảng cáo cho cuộc đua tổng thống đạt khoảng 1,8 tỷ USD, theo công ty phân tích quảng cáo Advertising Analytics.
Tổng chi phí cho các chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, bao gồm cả những cuộc bầu cử sơ bộ, là 2,4 tỷ USD.
Tính tới ngày 14/10, Ủy ban chiến dịch tranh cử của cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã huy động được 983 triệu USD, có thể trở thành ứng viên tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ gây quỹ đạt mốc 1 tỷ USD trong cuộc bầu cử.
Trong khi đó, chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump đã huy động được 950 triệu USD trong cuộc bầu cử năm nay.
Theo Dự án bầu cử Mỹ thuộc đại học Florida, tới nay đã có khoảng 69,5 triệu cử tri đã bỏ phiếu sớm bao gồm 23 triệu người bỏ phiếu trực tiếp.
Con số này tương đương khoảng 50% số cử tri đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và được dự báo sẽ cao kỷ lục trong lịch sử các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trong vòng 100 năm qua. Khoảng 16 triệu người không đi bỏ phiếu năm 2016 đã đi bỏ phiếu đợt này.
Cũng theo Dự án bầu cử Mỹ, số cử tri đi bỏ phiếu sớm tại 14 bang ở Mỹ đã vượt quá 60% tỷ lệ bỏ phiếu 4 năm trước đây. Các bang này bao gồm Florida, Georgia, Nevada, New Mexico, Bắc Carolina, Tennessee, Vermont, và Washington.
Phân tích các dữ liệu sơ bộ cho thấy số cử tri trẻ tuổi đi bầu năm nay đã tăng mạnh so với năm 2016. Trong số 74 triệu phiếu bầu sớm, có 4 triệu phiếu là của các cử tri từ 18 đến 29 tuổi.
Việc đi bỏ phiếu sớm là dấu hiệu cho thấy mối quan tâm đến cuộc tranh cử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, cũng như lo ngại về các địa điểm bỏ phiếu sẽ đông người trong lúc đại dịch Covid-19 đang hoành hành.
Việc người Mỹ đổ xô đi bỏ phiếu sớm khiến các chuyên gia dự đoán cuộc bầu cử năm nay sẽ thu hút khoảng 150 triệu người đi bầu, mức cao chưa từng thấy, chiếm 65% tổng số cử tri hợp lệ, tỷ lệ cao nhất trong hơn 100 năm qua.
Càng sát tới ngày tổng tuyển cử (3/11) thì càng có thêm nhiều người Mỹ tích trữ thực phẩm, súng đạn và chuẩn bị nơi trú ẩn để đề phòng làn sóng bạo lực liên quan đến bầu cử.
Theo dữ liệu của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), số đơn yêu cầu kiểm tra lý lịch người mua vũ khí (bắt buộc đối với các cửa hàng bán vũ khí) đã đạt con số kỷ lục 3,9 triệu vào tháng 6/2020, trong khi mức trung bình trong năm 2019 là 2,3 triệu đơn.
Các nhà sản xuất thậm chí không thể cung ứng đủ nhu cầu vũ khí ngày càng lớn của người dân từ tháng 2/2020, khiến xảy ra tình trạng khan hiếm và giá bán tăng vọt.
Theo một chủ cửa hàng bán vũ khí, người mua ở đủ loại tuổi, từ 18 đến 80, sống ở nông thôn hay thành thị, từ tài xế xe chở rác đến nhân viên văn phòng.
Một cuộc thăm dò vào tháng 10 mới được công bố trên Politico cho thấy khoảng 1/3 người Mỹ tin rằng bạo lực là một cách để đạt được các mục đích chính trị, gần gấp đôi so với cuộc khảo sát tháng 12/2019.
Xem thêm >> Bầu cử Mỹ: Ông Trump lên sẵn kế hoạch tổ chức tiệc ăn mừng tái đắc cử
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.