'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đó là chia sẻ của ông Đỗ Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thiết bị y tế Vinahancook với ngành thuế nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp (DN) tại Hội nghị đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2019 do VCCI và Bộ Tài chính tổ chức ngày 26/11.
Theo ông Tuấn, hơn 20 năm hoạt động, công ty chưa bao giờ có vi phạm về thuế như chậm nộp hay gian lận thuế. Tuy nhiên, từ năm 2016, Thông tư 130 ra đời, công ty ông lại gặp khó trong việc hoàn thuế.
Theo quy định, loại hình DN như Vinahancook có thuế VAT đầu vào là 5% hoặc 10%, trong đó, đa số được cơ quan thuế áp dụng mức thuế 10%. Tuy nhiên, mặt hàng công ty sản xuất là thiết bị y tế nên đầu ra của hàng hóa này có VAT 5%. DN có thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào cao hơn đầu ra và thuộc diện được hoàn thuế.
Trớ trêu thay, từ năm 2015 đến nay, DN không được hoàn thuế nữa và bị đọng khoảng 12,5 tỷ đồng vì Thông tư 130.
“Vốn điều lệ 55 tỉ đồng mà đọng 12,5 tỉ đồng vốn VAT, chiếm 22% vốn điều lệ. Khoản thuế chậm được hoàn này như cục máu đông nằm trong cơ thể khiến chúng tôi không thể hoạt động được nữa. Đây không phải là trường hợp của riêng DN chúng tôi, rất mong bộ Tài chính, Tổng cục thuế sớm có ý kiến giải quyết cho chúng tôi. Hiện các nhà đầu tư không dám đầu tư thêm nữa”.
Về vấn đề này, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế- Bộ Tài chính Nguyễn Quốc Hưng thừa nhận, đây không chỉ là vướng mắc của riêng Vinahancook mà là vướng mắc của nhiều DN. Hiện nay, về vấn đề hoàn thuế VAT chúng ta chỉ hoàn cho đối tượng một là doanh nghiệp xuất khẩu, hai là các dự án đầu tư.
“Quá trình rà soát, đánh giá Luật Thuế Giá trị gia tăng thực hiện vừa qua, Bộ Tài chính cũng đã nghiên cứu và đưa các đối tượng có thuế suất VAT đầu vào cao hơn đầu ra, bổ sung vào đối tượng được hoàn thuế. Tuy nhiên, Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua khi nào thì phải theo chương trình xây dựng văn bản pháp luật của Quốc hội” – đại diện Tổng cục Thuế cho biết.
Cũng liên quan đến các vướng mắc trong việc hướng dẫn khai thuế, đại diện Công ty Dịch vụ Vận tải Hòa Bình nêu khó khăn, DN này đầu tư một lô xe buýt mua của một đơn vị trong nước.
Trước khi mua, DN đã hỏi Cục Thuế Hòa Bình về kê khai thuế và nhận đc hướng dẫn là sản phẩm không thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng. Quá trình hoạt động thua lỗ nên công ty phải bán lỗ xe.
Về việc này, công ty đã hỏi cơ quan thuế về hướng dẫn xuất hóa đơn, khai thuế nhưng nhận được 2 câu trả lời khác nhau với mức thuế khác nhau trong cùng một quy định. Điều này khiến DN bối rối. Ngoài ra, sau đó, DN còn nhận được quyết dịnh cưỡng chế thuế hơn 2 tỷ đồng và bị phong toả tài sản.
Trả lời vấn đề này, đại diện Bộ Tài chính cho hay, kinh doanh vận tải công cộng không thuộc đối tượng chịu thuế, nghĩa là không khấu trừ đầu vào. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, khi mua tài sản, công ty vẫn phải trả thuế cho người bán, nghĩa là thuế này được tính vào hạch toán giá tị tài sản và được khấu hao dần. Khi công ty bán tài sản này đi thì đơn vị này phải nộp thuế VAT để đơn vị mua đc khấu trừ thuế VAT. Về cưỡng chế thuế, theo Bộ Tài chính là do công ty có nhiều khoản nợ khác nhau theo quy định cưỡng chế thuế.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến của DN cũng thắc mắc về việc sử dụng hóa đơn điện tử, thời gian áp dụng và cách thức lưu trữ hóa đơn điện tử; thủ tục xuất hóa đơn, chính sách ưu đãi thuế TNDN…
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.