Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo phân tích của tạp chí Forbes, tổng tài sản của hơn 2000 tỷ phú trên thế giới đã tăng khoảng 1,9 nghìn tỷ USD trong năm 2020.
Cụ thể, tính tới ngày 31/12/2019, tổng tài sản của các tỷ phú trên thế giới được ước tính là 9,5 nghìn tỷ USD. Tới ngày 11/12/2020, con số này đã tăng 20%, đạt mức 11,4 nghìn tỷ USD.
Tỷ phú Elon Musk dường như đã có một năm 2020 rực rỡ hơn cả khi khối tài sản của ông tăng một cách kinh ngạc lên gần 143,5 tỷ USD, nhờ giá trị cổ phiếu Tesla Motors tăng vọt tới 630%. Con số này đã đưa ông lên vị trí người giàu thứ 2 thế giới.
Dù chỉ tăng 67,9 tỷ USD nhờ giá cổ phiếu của Amazon tăng mạnh, tỷ phú Jeff Bezos vẫn giữ nguyên vị trí người giàu nhất thế giới của mình năm thứ 3 liên tiếp với tổng tài sản lên tới 187 tỷ USD. Theo Forbes, Jeff Bezos là người đầu tiên trong lịch sử có tài sản ròng vượt quá 200 tỷ USD.
Nhiều chuyên gia tài chính nhận định hãng thương mại điện tử khổng lồ này với hơn 100.000 nhân viên đã hưởng lợi nhất trong đợt cách ly do người dân phải làm việc tại nhà và mua sắm nhiều hơn.
Nếu không có cuộc ly hôn tốn giấy mực của báo chí vào năm 2019, và phải chia 1/4 số cổ phiếu của Amazone cho vợ cũ của mình là bà MacKenzie Scott, khối tài sản của Jeff Bezos sẽ còn lớn hơn nữa.
Trong khi đó, bà Scott cùng số tiền được hưởng đã trở thành một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Những tháng vừa qua, bà đã tham gia quyên góp cho các tổ chức từ thiện với tốc độ chóng mặt khi tặng gần 6 tỷ USD cho hơn 400 tổ chức lớn nhỏ.
Vị trí thứ ba trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới thuộc về Bill Gate với tổng tài sản hiện khoảng 130 tỷ USD và con số này sẽ cao hơn nhiều nếu ông không chi mạnh tay cho các hoạt động từ thiện suốt nhiều năm qua. Kể từ năm 2006, Bill Gates đã quyên tặng hơn 27 tỷ USD cho quỹ từ thiện mang tên mình.
Nằm trong top 5 người giàu nhất thế giới kiện này không thể thiếu Chủ tịch LVMH Bernard Arnault. Ông trùm ngành hàng xa xỉ đã đạt mức doanh thu kỷ lục 59 tỷ USD năm 2019 và 2020 cũng là một năm “thuận buồm xuôi gió”.
Trong báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm được công bố vào giữa tháng 10, doanh thu của LVHM giảm 21%. Tuy nhiên, báo cáo kết quả kinh doanh quý III của LVMH cho thấy, bất chấp tình trang lao đao của nhiều nền kinh tế do đại dịch, giới nhà giàu vẫn chuộng các mặt hàng thời trang xa xỉ như Louis Vuitton hay rượu Moet & Chandon. Hiện nay tổng tài sản của Bernard Arnault đã vượt qua con số ấn tượng 122 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là nơi các tỷ phú “ăn nên làm ra” trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế này. Dù là quốc gia đầu tiên hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Trung Quốc đã phục hồi nhanh chóng.
Một cái tên vốn đã rất quen thuộc của “giới siêu giàu” là Jack Ma, cha đẻ của trang mua sắm trực tuyến Alibaba. Jack Ma đã thu về 18,9 tỷ USD và nâng giá trị tài sản lên 61,7 tỷ USD dù kế hoạch IPO của con ty con Ant Group bị hoãn.
Ngoài ra, “người nông dân tỷ đô” Qin Yinglin cũng có một năm 2020 thành công rực rỡ khi tổng tài sản tăng tới 14,2 tỷ USD sau khi cổ phiếu của Muyuan Foods niêm yết tại Thâm Quyến tăng gần gấp ba lần do dịch tả lợn châu Phi làm giảm nguồn cung lợn và đẩy giá lên.
Trái lại, không may mắn như những "ông lớn" kể trên, nhiều vị "đại gia" vẫn ngậm ngùi làm kẻ thua cuộc trong cuộc chiến kinh doanh thời dịch bệnh. Điển hình như tỷ phú Mỹ George Kaiser.
Kể từ khi thừa kế công ty dầu mỏ của gia đình Kaiser-Francis từ năm 1960, George Kaiser đã mở rộng hoạt động kinh doanh, đưa Kaiser-Francis Oil Company trở thành một trong những công ty kinh doanh dầu mỏ lớn nhất trên thế giới.
Thế nhưng thị trường dầu mỏ nói chung và công ty Kaiser-Francis nói riêng đã thất bại ê chề trong năm 2020. Gia tộc Kaiser chứng kiến tài sản của mình giảm tới 2,57 tỷ USD, xuống còn 6,01 tỷ USD.
Kể từ đầu năm nay, ông trùm bán lẻ Tây Ban Nha Amancio Orteg, người đứng đầu tập đoàn Inditex, đã thất thoát tới 8,1 tỷ USD. Chuỗi cửa hàng thời trang Zara và Massimo Dutti nằm trong danh mục đầu tư của tập đoàn này cũng giảm doanh thu đáng kể bởi đại dịch Covid-19.
Từng là tỷ phú giàu nhất thế giới nhưng hiện nay, khoảng cách giữa cái tên Carlos Slim Helú với vị trí mà Jeff Bezos đang nắm giữ là quá xa vời. Trong năm nay, cổ phiếu công ty América Móvil của Carlos Slim Helú - nhà khai thác mạng di động lớn nhất ở Mỹ Latinh đã lỗ tới 6,61 tỷ USD.
Xem thêm >> Năm 'đại hạn' 2020 bất ngờ mang tới thành công lớn cho các ngân hàng nhỏ tại Mỹ
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.