Biến thể Delta làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế của ASEAN

Nguyễn Thuý - 16/08/2021 11:43 (GMT+7)

Biến thể Delta hiện đang hoành hành ở khu vực Đông Nam Á đã làm đảo ngược những kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế của ASEAN và gây ra lo ngại về thiệt hại lâu dài trong khu vực.

VNF
Một điểm xét nghiệm Covid-19 tại Bangkok, Thái Lan.

Theo bài viết trên báo The Business Times, việc biến thể Delta hiện đang hoành hành ở khu vực Đông Nam Á đã làm đảo ngược những kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và gây ra lo ngại về thiệt hại lâu dài trong khu vực.

Ngân hàng ANZ đã hạ dự báo về vọng tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2021 của ASEAN-6 (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) xuống còn 3,9%, từ mức dự báo 4,6% trước đó.

Giám đốc điều hành Hội đồng doanh nghiệp Liên minh châu Âu (EU)-ASEAN, Chris Humphrey, cho rằng những hy vọng về sự phục hồi trong năm 2021 của ASEAN đang tắt dần do số ca mắc Covid-19 mới gia tăng, việc tái áp đặt các biện pháp phong tỏa và hạn chế, và việc triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 đang diễn ra rất chậm trong phần lớn khu vực. 

Các nhà phân tích Helen Qiao và Son Bum Ki của bộ phận nghiên cứu kinh tế toàn cầu tại ngân hàng Bank of America (BofA) nhận định, biến thể Delta đã tấn công vào khu vực dễ bị tổn thương của châu Á. Biến thể này với khả năng lây lan nhanh hơn bệnh đậu mùa hay Ebola đã khiến Indonesia trở thành điểm nóng với hơn 100.000 ca tử vong vào tuần trước. Sau nhiều giai đoạn áp đặt lệnh kiểm soát đi lại, Malaysia vẫn ghi nhận số ca nhiễm mới mỗi ngày ở mức kỷ lục.

Theo dõi hoạt động khu vực trong tháng 7, một ghi chép riêng của BofA nhận xét rằng tất cả các lĩnh vực, trừ xuất khẩu, đã sụt giảm trong tháng này. Mặc dù lĩnh vực sản xuất vẫn kiên cường trong dịch bệnh, nhưng ông Mathur của ANZ cảnh báo có những tín hiệu tiêu cực đang lan rộng, đặc biệt là ở Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Các nhà hoạch định chính sách ban đầu đã tìm cách duy trì mở cửa các lĩnh vực sản xuất và xây dựng, nhưng theo ông Mathur, đợt bùng phát dịch mới đây nghiêm trọng hơn nhiều so với các làn sóng trước đó.

Ông Kotaro Tamura, chuyên gia về châu Á thuộc tổ chức tư vấn chiến lược Viện Milken (Mỹ), cũng lưu ý rằng hoạt động đi lại trong nước ở Đông Nam Á lại giảm trong những đợt bùng phát dịch bệnh gần đây, xuống còn 30% so với mức trước dịch bệnh. Ông cho biết: "Đường biên giới của các nước vẫn đóng lại. Nếu tình trạng này kéo dài, rất có khả năng các hoạt động của nhà máy sẽ được tự động hóa… Các cơ sở sản xuất có thể bị đào thải khỏi Đông Nam Á".

Trong báo cáo công bố hồi tuần trước, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service (Moody's) nhận định các nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể sẽ tăng trưởng nhanh hơn vào năm 2021-2022 so với khu vực Trung Đông, Bắc Phi và châu Mỹ Latinh.

Tuy nhiên, đến năm 2023, khoảng 30% các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đối mặt với những "vết sẹo" mà đại dịch để lại, với sản lượng thấp hơn từ 2-8% so với mức GDP mà Moody's dự báo trước khi đại dịch bùng phát. Các nước này chủ yếu là những nền kinh tế có thu nhập trung bình và đang vật lộn để kiểm soát dịch bệnh, chẳng hạn như Malaysia, Indonesia và Thái Lan.

Moody’s cũng dự báo mức giảm sâu hơn (hơn 8%) ở các nền kinh tế Đông Nam Á như Campuchia, Lào và Philippines, do các yếu tố như năng lực tài chính hạn chế và làn sóng Covid-19 ngày càng tồi tệ ở các nước này.

Ông Humphrey lưu ý, nhiều doanh nghiệp sẽ phải dừng quyết định đầu tư trong bối cảnh nhiều bất ổn như hiện nay. Nếu tình hình càng kéo dài, "vết sẹo" đối với nền kinh tế sẽ càng sâu hơn và sự phục hồi sẽ cần nhiều thời gian hơn.

Chuyên gia nghiên cứu Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore), Jayant Menon, nhận định dịch bệnh có thể dẫn tới những tác động dài hạn khác nhau, một số trong đó là không thể đảo ngược như việc đóng cửa vĩnh viễn một số doanh nghiệp, cũng như tình trạng nghèo đói nghiêm trọng hơn ở các khu vực nông thôn và các nước đang phát triển.

Tiến sỹ Menon cho biết: "Tình hình đang thay đổi hàng tuần hay thậm chí là hàng ngày. Mặc dù những biện pháp hạn chế hiện nay sẽ không đưa nền kinh tế khu vực xuống mức đáy như trong quý II/2020, nhưng sẽ làm chậm đáng kể sự phục hồi kinh tế".

Trong khi đó, ngân hàng Maybank Kim Eng vẫn kỳ vọng vào sự phục hồi của ASEAN vào đầu năm 2022, nhờ nhu cầu tăng và sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng vào khu vực.

Ông Chua Hak Bin, trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô khu vực của Maybank Kim Eng, đánh giá: Sự phục hồi của ASEAN được hỗ trợ bởi sản xuất và xuất khẩu, với nhu cầu toàn cầu được thúc đẩy bởi sự phục hồi và các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc mở cửa trở lại. Indonesia, Singapore và Việt Nam là những nước có thể hưởng lợi ích từ sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng sản xuất do cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng. Dịch bệnh đã không làm chệch hướng sự thay đổi mang tính cấu trúc này.

Theo một báo cáo mới đây của các nhà phân tích Joseph Incalcaterra, Yun Liu và Maitreyi Das của ngân hàng HSBC, sự phục hồi kinh tế sẽ phụ thuộc vào tiến trình tiêm vaccine, xuất khẩu và chính sách tài khóa. 

Giám đốc điều hành của Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore Lam Yi Young cũng tái khẳng định tầm quan trọng của thị trường ASEAN đối với các công ty Singapore. Ông lưu ý rằng sự gia tăng số ca mắc Covid-19 gần đây trên toàn thế giới đã tác động đến hoạt động kinh doanh, và một số công ty đã phải trì hoãn hoặc giảm quy mô các kế hoạch mở rộng của họ ở ASEAN. Tuy nhiên, ASEAN vẫn đem lại những cơ hội tăng trưởng tốt trong trung và dài hạn cho các công ty do quy mô và sự phát triển nhanh của khu vực. 

Trong khi đó, ông Tamura - chuyên gia của Viện Milken chỉ ra điểm hấp dẫn của Indonesia là thị trường trong nước khổng lồ, còn Việt Nam và Thái Lan có năng lực để tăng cường các lĩnh vực sản xuất trong nước. Theo ông, căng thẳng địa chính trị gia tăng có thể thúc đẩy sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng đến ASEAN nhiều hơn.

Theo Bnews
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.