Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Khu vực này đang được lợi từ một loạt các đơn đặt hàng mới và các hoạt động sản xuất khi các công ty xem xét lại việc kinh doanh của họ ở Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh một cuộc chiến thương mại khốc liệt hơn đang diễn ra.
Khoảng một phần ba trong số hơn 430 công ty Mỹ ở Trung Quốc đã hoặc đang xem xét việc di chuyển các cơ sở sản xuất ra nước ngoài giữa những căng thẳng leo thang, theo kết quả khảo sát được phát hành vào ngày 13/9 bởi Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải, Trung Quốc. Đông Nam Á là điểm đến hàng đầu của họ.
Công ty Phú Tài, nhà sản xuất đồ nội thất của Việt Nam là một trong số những doanh nghiệp muốn tận dụng cơ hội này. "Công ty này đang sản xuất đồ nội thất gia đình cho các siêu thị Wal-Mart ở Mỹ và đang lên kế hoạch tăng sản lượng xuất khẩu lên 30% trong năm nay và năm 2019", Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Sỹ Hòe nói. Ông cho hay công ty sẽ đầu tư khoảng 10 triệu USD để mở rộng hai nhà máy tại cơ sở của mình tại tỉnh Bình Định và nâng cấp dây chuyền sản xuất tại hai nhà máy khác ở Đồng Nai.
"Chúng tôi thấy đây là cơ hội tuyệt vời để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ khi chúng tôi nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn từ thị trường đó", ông Hòe cho biết qua điện thoại vào ngày 4/9. "Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ khiến nhiều công ty nhập khẩu Mỹ chuyển sang mua hàng từ Việt Nam".
Khối 10 nền kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN, là một nam châm thu hút các nhà máy mới nhờ chi phí sản xuất thấp và các nhà máy sản xuất năng suất cao, tăng trưởng ổn định với năm nền kinh tế lớn nhất đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 5,3%, và cải thiện thứ hạng dễ làm việc - chưa kể đến sự gần gũi về địa lý với Trung Quốc.
Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông cũng công nhận tầm quan trọng của Đông Nam Á. Nicholas Kwan, Giám đốc nghiên cứu của cơ quan pháp lý của lãnh thổ ủng hộ các công ty địa phương, gọi cả khu vực Đông Nam Á là "một cường quốc kinh tế". Các các doanh nghiệp Hồng Kông cũng đang nhắm đến tăng cường đầu tư vào khu vực này như một nơi ẩn náu an toàn giữa những căng thẳng chiến tranh thương mại.
Chỉ số hài lòng của nhà sản xuất thế giới đã cho thấy tác động tiêu cực từ thuế quan đối với hàng hóa trị giá 50 tỷ USD mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đã áp đặt lên nhau từ tháng 7/2018.
Đáp trả mức áp thuế lên lượng hàng hóa 200 tỷ USD, Trung Quốc đã công bố mức thuế 60 tỷ USD lên hàng hóa của Mỹ. Nền kinh tế Đông Nam Á cũng sẽ không thể tránh khỏi ảnh hưởng. Nhưng không giống như nhiều nền kinh tế phát triển, các cơ sở sản xuất thay thế tại đây sẽ được lợi khi các công ty chuyển đơn đặt hàng sang cho họ để tránh các khoản thuế.
Nguyễn Thanh Phương, Giám đốc Điều hành của Kangaroo Group, một nhà sản xuất thiết bị gia dụng của Việt Nam, dự báo doanh số bán hàng tăng 10% cho thị trường Mỹ trong nửa cuối năm 2018. Công ty của ông đã nhận được đơn đặt hàng từ các khách hàng Mỹ thay thế cho từ các nhà sản xuất Trung Quốc.
"Mức thuế mới của Hoa Kỳ đang giúp các sản phẩm của chúng tôi trở nên cạnh tranh hơn với các sản phẩm của Trung Quốc", ông nói.
Koratak Weeradaecha, giám đốc tài chính của Star Microelectronics Thailand, cũng nhận thấy sự biến động trong các đơn đặt hàng tương quan với căng thẳng thương mại. Đầu tiên, các đơn hàng bị trì hoãn khi chờ đợi sự điều chỉnh theo mức thuế mới. Sau đó, các đơn đặt hàng hiện đã tăng ít nhất 15% kể từ năm 2017 và "chúng tôi hy vọng xu hướng rõ ràng hơn vào cuối năm nay".
"Các đơn đặt hàng đến từ các công ty đã di chuyển dây chuyền sản xuất của họ về đây, giúp thúc đẩy chuỗi cung ứng ở Thái Lan", ông Koratak nói. "Và chúng tôi nghĩ rằng cần có nhiều công ty nên suy nghĩ về việc chuyển nhà máy của họ sang các nước láng giềng, vì ở lại Trung Quốc có thể quá mạo hiểm".
Các nhà sản xuất điện tử không phải là nhà sản xuất điện tử duy nhất ở Thái Lan bị ràng buộc tăng giá. Ô tô, hải sản, cao su và du lịch là những mặt hàng có lợi khi hàng hóa Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn.
Ông Pimchanok Vonkorpon, Tổng Giám đốc Văn phòng Chính sách Thương mại của Bộ thương mại Thái Lan cho biết, chính phủ Thái Lan đồng ý rằng ngành thủy sản sẽ giành chiến thắng trong bối cảnh tranh chấp thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc.
"Cá ngừ đóng hộp sẽ là ngành được lợi nhiều nhất", bà nói.
Thái Lan chiếm khoảng 21% lượng nhập khẩu trái cây của Trung Quốc, do đó thị trường đủ khả năng để cạnh tranh lại các đối thủ Mỹ hiện nắm giữ gần 8% thị phần. Thái Lan là một trong những nơi tốt nhất trên thế giới để tìm kiếm cơ hội giữa sự hỗn loạn, theo một báo cáo vào tháng 7/2018 của Krungsri Securities.
Trong khi nhiều công ty hành động sớm nhằm tận dụng cơ hội này, đã có một một số hoạt động khảo sát ở Thái Lan nhằm tìm những nơi đặt nhà máy tiềm năng, Nattapol Rangsitpol, Tổng giám đốc Văn phòng Kinh tế Công nghiệp của Bộ Công nghiệp Thái Lan cho biết.
Điều tương tự cũng đang diễn ra ở Malaysia. "Thắc mắc lớn nhất của chúng tôi là làm thế nào để tăng công suất", Bộ trưởng Tài chính Malaysia Lim Guan Eng cho biết. Ngành điện tử và sắt thép Malaysia đang phải đối mặt với cuộc cách mạng tự động hóa ngay tại Mỹ và Trung Quốc.
Malaysia có thể thấy lợi ích cả hai như là một điểm trung chuyển và vì đó là một quốc gia trung lập, trong đó các công ty Trung Quốc và Mỹ đều quan tâm đến đầu tư.
Ông George Yeo, Chủ tịch Công ty Kerry Logistics Network Ltd của tỷ phú Malaysia Robert Kuok chi biết: "Kết quả kinh doanh đang tăng lên một chút sau khi công ty chuyển các trung tâm phân phối từ Trung Quốc đại lục sang các nơi như Hồng Kông và Đài Loan, và các khu vực tại Đông Nam Á".
"Họ đang nghĩ về nhà máy tiếp theo, và khả năng đặt nó ở Trung Quốc rất thấp", ông Yeo, cựu Bộ trưởng Thương mại và Ngoại giao Malaysia tại Singapore, nói với Bloomberg Television. Ông thừa nhận rằng một số công ty đã lên kế hoạch để chuyển doanh nghiệp sang các nhà máy có chi phí sản xuất thấp bên ngoài Trung Quốc.
Lợi ích tổng thể của nền kinh tế có thể đạt được là khó tính toán được, do các doanh nghiệp Malaysia có thể có lợi ở một số lĩnh vực, nhưng những nhà sản xuất phụ tùng, linh kiện chủ yếu cho thị trường Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. Tuy vậy, Đông Nam Á vẫn đang dần trở thành một khu vực hấp dẫn để đầu tư trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đang đối đầu nhau.
Việt Nam có "nhiều cơ hội hơn thách thức" từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với Bloomberg Television trong một cuộc phỏng vấn. Thủ tướng cho rằng các biến động này đang giúp thúc đẩy Việt Nam hướng tới việc tăng cường các mối quan hệ thương mại khác và bắt tay vào cải cách trong nước để giữ vững phát triển trong bối cảnh phức tạp hiện nay.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.