'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Với những cú ra đòn của Trump trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và quốc gia hơn 1,4 tỷ dân có GDP hơn 12,3 nghìn tỷ USD (Mỹ 19,4 nghìn tỷ) đang “im thin thít” làm cho những người chống Trung Quốc rất sướng. Tuy nhiên, tỉnh táo sẽ thấy rằng dường như đây lại cơ hội để Trung Quốc trở nên hùng cường và thời của họ sẽ đến nhanh hơn.
Điều đáng sợ đối với Việt Nam là Trung Quốc sẽ lớn mạnh và họ chủ yếu là dùng “quyền lực cứng” thay vì “quyền lực mềm” theo kiểu Việt Nam phát triển sẽ tốt cho việc thống lĩnh thế giới của Trung Quốc. Khi đó Việt Nam sẽ rất mệt mỏi khi phải đối phó với những vụ việc kiểu HD981 và rất khó khai thác những lợi thế từ nền kinh tế lớn nhất thế giới để trở nên phát triển hơn.
Nhìn các nước đã trở nên giàu có trong khu vực từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay sẽ thấy rằng một nhân tố hết sức quan trọng tạo ra sự thần kỳ của họ chính là ÁP LỰC sinh tồn - LỚN MẠNH hay là CHẾT. Hàn Quốc chịu đe dọa từ Triều Tiên, Đài Loan từ Trung Quốc, và Singapore từ Indonesia và Malaysia.
Điều khó chịu rất đối với các nước lân bang có quy mô nhỏ hơn là tinh thần Đại Hán hay Trung Quốc - quốc gia trung tâm lãnh đạo thể giới của người Trung Quốc. Tuy nhiên, đây lại là vũ khí lợi hại của họ.
Với phát biểu của Jack Ma cùng một số người khác gần đây cho thấy, người Trung Quốc, nhất là giới tinh hoa đang cảm thấy bị sỉ nhục và cảm thấy bị tổn thương. Điều này có lẽ sẽ tạo ra quyết tâm hay áp lực để Trung Quốc phải lớn mạnh bằng được.
Nếu nhìn vào các chỉ tiêu cơ bản sẽ thấy rằng cơ hội thành công của việc “biến đau thương thành hành động” của Trung Quốc rất cao vì các nền tảng cơ bản của họ đang rất căn cơ.
Thứ nhất, nền kinh tế Trung Quốc đang rất lớn với thị trường đông dân nhất thế giới. GDP theo giá danh nghĩa của Trung Quốc bằng 2/3 Mỹ. Nếu tính ngang bằng sức mua thì Trung Quốc có 23,3 nghìn tỷ USD so với 19,4 nghìn tỷ của Mỹ.
Điều cần lưu ý là tính đàn hồi hay khả năng chống chịu của nền kinh tế Trung Quốc là rất cao với tỷ lệ tiết kiệm/GDP hiện là 47% (Việt Nam là 24% và Mỹ là 18%). Tổng xuất khẩu của Trung Quốc chỉ bằng khoảng 20% GDP (Việt Nam là 102%).
Thứ hai, năng lực nghiên cứu và sáng tạo và chiếm lĩnh công nghệ của Trung Quốc đang rất khủng khiếp khi mà họ có 9 trong 20 công ty internet hàng đầu thế giới hiện tại (còn lại là Mỹ). Hơn thế, theo Tổ chức đăng lý sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), số lượng đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc vào năm 2016 cao hơn cả Châu Âu, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc cộng lại.
Thứ ba, sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã xếp thứ ba thế giới và chi tiêu quân sự của họ năm 2017 là 228 tỷ USD (đương đương với GDP của Việt Nam), bằng hơn 1/3 Mỹ và tương đương với chi tiêu quân sự của Nga, Ấn Độ, Pháp và Anh cộng lại.
Thứ tư, tác động của cuộc chiến thương mại là rất nhỏ lên nền kinh tế Trung Quốc. Hơn 500 tỷ USD xuất khẩu sang Mỹ chỉ tương đương 4,2% GDP. Theo tính toán của Morgan Stanley, cuộc chiến thương mại này có thể làm giảm 0,0007% đến tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Một phân tích trên Bloomberg thì nói rằng tác động chỉ là 0,0001-0,0002% hoặc cao nhất chỉ là 0,002%.
Bằng chứng gần nhất về tác động này là từ hôm Trump công bố đánh thuế 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc thì chỉ số chứng khoán Thượng Hải tăng 4,3%.
Một số phân tích cho rằng cuộc chiến này có thể định hình lại các chuỗi giá trị toàn cầu và đảm bảo Trung Quốc sẽ chơi công bằng hơn. Tuy nhiên, điều mà Việt Nam quan tâm là tác động tổng thể sẽ như thế nào và nên hành động như thế nào là tốt nhất cho mình.
Với tiềm lực hiện hữu và nếu kịch bản tinh thần dân tộc của người Trung Quốc được kích hoạt thì một năng lượng khủng khiếp của họ sẽ được giải phóng và chưa biết điều gì có thể xảy ra.
Đối với Việt Nam, nếu nhìn vào các nước khác với ba điển hình là Singapore, Phần Lan và Mexico thì cách tốt nhất để “thoát Trung” là Việt Nam cần phải giàu và phát triển hơn Trung Quốc như điều mà Singapore đã làm được với Malaysia và Indonesia, và Phần Lan đã làm được với Nga. Trái lại, Mexico kém phát triển hơn thì luôn lo sợ Mỹ.
Thêm vào đó, nếu nhìn vào sân chơi toàn cầu và địa chính trị quốc tế thì những nước thuộc “phía bên kia” của nước thống lĩnh thế giới thường gặp rất nhiều rắc rối. Đối với Việt Nam, do mỗi quan hệ phức tạp trong lịch sử, việc đặt vấn đề “cùng phía” với Trung Quốc sẽ đi ngược lại với tiềm thức của dân tộc. Tuy nhiên, điều Việt Nam cần tránh là trở thành “phía bên kia” khi Trung Quốc trỗi dậy.
Việc Việt Nam cần làm hiện nay là cần xác định một vị trí phù hợp để tận dụng các cơ hội phát triển, tránh bị lôi kéo vào bên này hay bên kia khi bản thân chúng ta đã phải trả những giá rất đắt trong lịch sử vì quá sốt sắng trong việc chọn bên".
TS Huỳnh Thế Du là giảng viên chính sách công tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Lĩnh vực nghiên và giảng dạy chính của ông gồm: kinh tế đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng và tài chính ngân hàng. Ông Du đã từng làm việc tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 1996-2005. Ông thường xuyên tham gia các thảo luận chính sách ở Việt Nam. Ông có các bài báo được đăng trên các tạp chí danh tiếng quốc tế. Ông nhận bằng thạc sỹ quản lý công tại Trường Harvard Kennedy năm 2010 và bằng tiến sỹ tại Trường Kiến Trúc Harvard năm 2013. Luận văn tiến sỹ của ông có tiêu đề “Chuyển đổi ở Thành phố Hồ Chí Minh: Những vấn đề trong Quản lý Tăng trưởng”.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.