Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Xử lý tồn đọng điện mặt trời
Đối với các vấn đề tồn đọng của điện mặt trời, Bộ Công Thương đã đề xuất các phương án xử lý cụ thể.
Theo đó, bộ này cho hay tất cả các tỉnh có văn bản trả lời về điện mặt trời tập trung không có cam kết chắc chắn về tình trạng sai phạm, cũng như thiếu thông tin về hiệu quả đầu tư của dự án, giá mua điện. Do vậy, Bộ Công Thương cho rằng, kế hoạch Quy hoạch Điện VIII chưa đủ để xác định danh mục dự án điện mặt trời tập trung.
Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị phương án xử lý: “Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch Điện VIII chưa bao gồm các danh mục dự án điện mặt trời tập trung đã có chủ đầu tư.
Bộ Công Thương cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh có dự án điện mặt trời tập trung đã có chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục rà soát theo chỉ đạo tại Thông báo số 64, Quyết định 500/QĐ-TTg và Thông báo số 453, báo cáo Bộ Công Thương trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Kế hoạch Quy hoạch Điện VIII được phê duyệt, để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đồng thời, báo cáo về đề xuất danh mục dự án năng lượng tái tạo của các địa phương và các khó khăn, Bộ Công Thương cho biết danh mục đề xuất nguồn năng lượng tái tạo của các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của bộ đề ra.
Cụ thể, 15/61 tỉnh, thành phố không đề xuất danh mục dự án nguồn năng lượng tái tạo.
Trong 46/61 tỉnh, thành phố đã đề xuất danh mục nguồn năng lượng tái tạo chỉ có 11 địa phương xây dựng danh mục dự án phù hợp với quy mô công suất nguồn năng lượng tái tạo, thuỷ điện nhỏ để phân bổ cho từng tỉnh thành phố, như nêu tại Tờ trình số 7146/TTr-BCT. Hầu hết các tỉnh, thành phố đều đề xuất quy mô. Công suất lớn hơn nhiều so với quy mô, công suất phát triển.
Ngoài ra, danh mục nguồn đề xuất của các tỉnh chưa đầy đủ thông tin.
Vì thế, Bộ Công Thương nói rằng Bộ này chưa thể xây dựng danh mục các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo như yêu cầu tại Thông báo số 453.
Phát triển điện LNG tại Quỳnh Lập
Cũng tại báo cáo này, Bộ Công Thương đề xuất chọn địa điểm phát triển điện LNG tại Quỳnh Lập hoặc Nghi Sơn.
Theo đó, Bộ Công Thương cho hay tư vấn lập Kế hoạch Điện VIII đã xem xét, nghiên cứu địa điểm để phát triển Dự án LNG Quỳnh Lập/Nghi Sơn tại khu vực huyện Quỳnh Lập, tỉnh Nghệ An và thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của hai khu vực nghiên cứu dựa trên các tài liệu, dữ liệu sơ bộ sẵn có, thu thập được tại thời điểm này. Cách thức nghiên cứu, xem xét áp dụng theo phương pháp/tiêu chí sử dụng để đánh giá, lựa chọn các địa điểm dự án quan trọng ưu tiên đầu tư của ngành điện quy điện tại Quyết định số 500/QĐ-TTg cũng như đã được sử dụng trong quá trình thành lập Quy hoạch Điện VIII.
Cụ thể, các nhóm tiêu chí chủ yếu được xem xét, đánh giá gồm: Sự phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển nguồn điện và phương án đấu nối với hệ thống quốc gia; Khả năng cung cấp LNG đến địa điểm nhà máy và các điều kiện kỹ thậut của địa điểm xây dựng nhà máy.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 khu vực địa điểm có các điều kiện kinh tế, kỹ thuật khá tương đồng và đều đáp ứng để phát triển một nhà máy điện LNG 1.500MW. Tuy nhiên, địa điểm Quỳnh Lập có điều kiện thuận lợi hơn do tận dụng được mặt bằng có sẵn, được quy hoạch phát triển nhà máy nhiệt điện than Quỳnh Lập.
Vì vậy, Bộ Công Thương đề nghị đưa địa điểm Quỳnh Lập để phát triển Dự án.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.