Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bộ Tài chính vừa chính thức trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (DN), thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất, thuê mặt nước trong năm 2022. Đây là chính sách hỗ trợ của Nhà nước thông qua cơ chế giãn, hoãn nộp các khoản thuế phát sinh.
Bộ Tài chính lý giải: Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều DN bị đình trệ, nhất là những đơn vị có quy mô nhỏ phải thu hẹp hoặc tạm ngừng hoạt động. Cùng với đó, tình trạng sụt giảm doanh số và các giao dịch thương mại bị gián đoạn dẫn đến DN gặp khó khăn trong cân đối nguồn tài chính để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
“Do đây là giải pháp cấp bách cần ban hành ngay để kịp thời hỗ trợ DN và các đối tượng chịu tác động, bộ trình Chính phủ cho phép nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký” - Bộ Tài chính nêu rõ.
Nhiều DN khẳng định nếu chủ trương trên sớm được triển khai vào thực tế sẽ giúp các DN, cá nhân có thêm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm nay.
Ông Bùi Thế Duy, Tổng giám đốc Công ty Du lịch Lửa Việt, cho biết hiện lượng du khách của các công ty trong ngành đã phục hồi khoảng 70%-80% so với thời điểm trước dịch. Hoạt động du lịch trong nước đã sôi động trở lại sau thời gian dài đóng băng. Tuy nhiên, nhiều đơn vị vẫn còn gặp khó khăn về dòng tiền. Vì vậy, việc hoãn thời hạn nộp thuế là cần thiết, giúp các đơn vị kinh doanh từng bước phục hồi trở lại.
Đồng quan điểm, ông Phạm Hải Long, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Agrex Saigon, nói hiện nay giá nguyên vật liệu đầu vào, giá xăng dầu, cước vận chuyển… đều tăng cao, làm đội chi phí giá thành sản xuất. Trong bối cảnh trên, nhiều công ty phải trì hoãn hoặc hủy đơn hàng vì nguy cơ thua lỗ. Vì thế, gói hỗ trợ gia hạn thuế, tiền thuê đất tiếp tục được triển khai sẽ tiếp sức cho nhà kinh doanh vượt qua giai đoạn khó khăn này.
“Chúng tôi có thể sử dụng số tiền thuế được gia hạn tạm thời chưa phải nộp để tập trung đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Như tiền thuê đất của chúng tôi phải chi trả hằng năm không ít nên gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất là thông tin đáng mừng. Có điều chính sách này cần sớm được triển khai với thủ tục đơn giản để DN dễ tiếp cận” - ông Long bày tỏ.
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, so sánh việc được giãn chậm nộp thuế như một khoản vay không tính lãi cho DN trong khoảng thời gian nhất định để sản xuất, kinh doanh. Bởi một trong những khó khăn của các DN thời điểm này là nguồn vốn. Tuy nhiên, ông Thịnh góp ý việc triển khai gói hỗ trợ này đến các đối tượng được thụ hưởng cần nhanh chóng bằng cách giảm bớt thủ tục rườm rà và phải minh bạch, công khai, tránh tiêu cực.
Luật sư Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DN nhỏ và vừa thuộc Hiệp hội DN TP.HCM (HUBA), đánh giá cao chính sách gia hạn nộp thuế cho DN, vì khi DN “khỏe” thì người lao động mới có việc làm và ổn định thu nhập. Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng việc gia hạn nộp thuế thu nhập cá nhân là cần thiết nhưng chưa đủ, bởi người dân hưởng lợi từ chính sách này không nhiều vì “trước sau gì cũng phải đóng”. Trong khi đó, hiện nay giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đều tăng cao khiến nhiều người chật vật, cho nên cần giảm gánh nặng thuế thu nhập cá nhân để người dân dễ thở hơn và chăm lo cho gia đình tốt hơn.
“Vì vậy, ngoài việc hoãn nộp, tôi đề nghị nên giảm 30% thuế thu nhập cá nhân cho người dân. Ngoài ra, Bộ Tài chính cần xem xét đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc lên. Vì mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc 4,4 triệu đồng/tháng như hiện nay là lạc hậu, nhất là trong bối cảnh nhiều mặt hàng tăng phi mã. Đồng thời, bộ cần bổ sung quy định các khoản chi phí hợp lý và có hóa đơn, chứng từ của người dân như tiền điện, nước, thuê nhà, học phí của con… phải được khấu trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân” - ông Nghĩa đề xuất.
Đồng tình với ông Nghĩa, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho biết cơ cấu đóng thuế thu nhập cá nhân vẫn đến chủ yếu từ người làm công ăn lương. Đặc biệt, dù người dân đang chật vật do giá cả hàng hóa thiết yếu liên tục tăng cao nhưng số thu từ thuế thu nhập cá nhân vẫn tăng mạnh là bất hợp lý. Cụ thể, theo Tổng cục Thuế, trong ba tháng đầu năm nay, khoản thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng hơn 20%, lên tới 50.700 tỷ đồng, hoàn thành gần một nửa kế hoạch cả năm nay.
“Cho nên Chính phủ cần xem xét giảm thuế thu nhập cá nhân cho người lao động. Điều này là cần thiết và nên làm vì nó giúp khoan sức dân, kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tiêu thụ sản phẩm, tạo động lực cho phục hồi sản xuất, kinh doanh. Song song đó, Nhà nước cần có thêm chính sách về hỗ trợ tín dụng hoặc tái cấu trúc nợ vay để giúp DN có vốn để sản xuất, kinh doanh với chi phí hợp lý” - ông Thịnh đề xuất.
Tiền thuê đất và thuế được gia hạn hơn 125.000 tỷ đồng Trong tờ trình Chính phủ, Bộ Tài chính ước tính tổng số tiền thuế được gia hạn trong năm nay hơn 125.000 tỷ đồng. Cụ thể, bộ đề xuất gia hạn sáu tháng đối với số thuế giá trị gia tăng từ tháng 3 đến tháng 5-2022 và quý I-2022; gia hạn năm tháng đối với số thuế của tháng 6-2022 và quý II-2022; gia hạn bốn tháng đối với số thuế của tháng 7-2022; gia hạn ba tháng đối với số thuế của tháng 8-2022 của đối tượng áp dụng. Đối với thuế thu nhập DN, Bộ Tài chính đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tạm nộp của quý I, quý II kỳ tính thuế năm 2022 trong thời gian ba tháng. Với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, Bộ Tài chính đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2022. Bộ Tài chính cũng đề nghị gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với trường hợp phải nộp kỳ đầu năm 2022, thời gian gia hạn là sáu tháng kể từ ngày 31-5-2022. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.